Những kiểu sản phụ như thế này chẳng những khiến bác sĩ ngán ngẩm mà còn tự làm cho việc sinh nở của mình trở nên khó khăn, nhiều rắc rối hơn.
Trong cả thai kỳ, thời điểm mà mẹ bầu mong chờ nhất chính là giây phút sinh nở, tuy có nhiều khó khăn, vất vả và cả nguy hiểm nhưng chỉ cần em bé có thể chào đời an toàn thì mọi vất vả, xoay vần đều xứng đáng.
Sau khi vào phòng sinh, bác sĩ và nữ hộ sinh là những người mang lại cho mẹ cảm giác an toàn. Tuy nhiên, họ cũng chịu không ít áp lực nếu phải đối diện với những sản phụ có phần thái quá. Việc họ khó tính như thế chẳng những khiến các bác sĩ ngán ngẩm mà còn có thể tự làm khổ cho mình.
Kiểu 1: Nhất nhất cho mình là đúng, không theo ý kiến của bác sĩ
Các bà mẹ bảo thủ này đa phần là những người trước đó cũng có tìm hiểu một vài thông tin trên mạng hay trên sách báo, sau khi vào phòng sinh, họ nhất quyết bảo vệ quan điểm của mình, không chịu tuân thủ theo chỉ dẫn hay yêu cầu của bác sĩ. Họ thắc mắc rất nhiều điều và khăng khăng cho rằng những thông tin mình có được mới là chính xác, họ chỉ làm theo điều mà họ tin và không chịu tham khảo ý kiến bác sĩ.
Với những trường hợp này, rất có thể sản phụ sẽ phải đối diện với tình trạng đau đớn nhiều hơn trong quá trình sinh nở do không biết cách rặn, không phối hợp tốt với bác sĩ, thậm chí còn khiến trẻ có thể gặp nguy hiểm.
Một số sản phụ thường khăng khăng làm theo ý mình mà không chịu nghe tư vấn và chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)
Kiểu thứ 2: La hét, gào khóc quá nhiều với suy nghĩ như thế sẽ bớt đau
Một số thai phụ có thể do ảnh hưởng của việc nhìn thấy cảnh tượng sinh nở trên tivi, nơi mà ở đó người mẹ phải vật vã, gào thét nên tin rằng đó là cách để bớt đau. Một số người cũng có thể là do sức chịu đựng quá kém nên gào khóc một cách bất chấp. Tuy nhiên, dưới con mắt của các bác sĩ có chuyên môn, việc la hét quá sớm, quá nhiều chỉ tiêu tốn năng lượng và sức lực, có thể khiến người mẹ thiếu năng lượng, mất sức trong quá trình sinh nở.
Ngoài ra, kiểu la hét, gào khóc này khiến các bác sĩ thấy khá phản cảm. Đặc biệt là khi vào phòng sinh, giọng nói của bác sĩ sẽ bị lu mờ, không nghe thấy do tiếng kêu quá lớn của người mẹ, việc phối hợp giữa bác sĩ, y tá, hộ sinh sẽ khó khăn hơn, ảnh hưởng đến ca sinh nở.
Khi các bà mẹ tương lai đang trong thời kỳ sinh nở, cố gắng không la hét nhiều nhất có thể, bình tĩnh làm theo hướng dẫn của bác sĩ, hợp tác với các bác sĩ, đó là sự lựa chọn tốt nhất cho chính mình và cho con yêu trong bụng.
Việc la hét quá sớm, quá nhiều chỉ tiêu tốn năng lượng và sức lực, có thể khiến người mẹ thiếu năng lượng, mất sức trong quá trình sinh nở. (Ảnh minh họa)
Kiểu thứ 3: Có thể đẻ thường nhưng nằng nặc đòi sinh mổ cho đỡ đau
Nhiều bà mẹ có mong muốn được sinh con tự nhiên, sinh thường. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để sinh thường bởi vì nó còn phụ thuộc vào vị trí của thai nhi, kích thước thai nhi, thể trạng khác nhau của mẹ bầu. Nhìn chung, sẽ có những tiêu chuẩn nhất định để quyết định xem mẹ bầu có thể sinh thường hay không.
Thế nhưng nghịch lý là ở chỗ, rất nhiều sản phụ có đầy đủ điều kiện để sinh thường nhưng chỉ vừa mới có cơn đau chuyển dạ họ đã nằng nặc đòi sinh mổ bởi vì không chịu được đau. Họ không chịu hiểu rằng, quá trình hậu phẫu sau sinh mổ cũng đau đớn và mệt mỏi không kém nhưng lại nhất quyết đòi sinh mổ chỉ vì không chịu đau lúc này. Kiểu sản phụ này cũng thường khiến các bác sĩ ngán ngẩm.
Khi các bà mẹ tương lai đang trong thời kỳ sinh nở, cố gắng không la hét nhiều nhất có thể, bình tĩnh làm theo hướng dẫn của bác sĩ, hợp tác với các bác sĩ, đó là sự lựa chọn tốt nhất cho chính mình và cho con (Ảnh minh họa)
Kiểu thứ 4: Những bà mẹ tăng cân quá nhiều, việc sinh nở rất khó khăn
Nhiều mẹ bầu vì để bổ sung dinh dưỡng cho con mà ăn uống thả ga dẫn đến tăng cân quá mức, không chỉ khiến con quá to, khó sinh mà ngay cả việc mổ lấy thai cũng khó khăn vì mỡ dày.
Các bác sĩ không thích nhưng sản phụ như vậy vì rõ ràng họ đã không duy trì một chế độ ăn uống khoa học khi mang thai, mỡ bụng dày hơn, khó phục hồi sau khi mổ lấy thai, điều này không tốt cho cả mẹ và bé.
Nếu bạn đang là những mẹ bầu, sắp sửa chào đón con yêu trong tương lai, hãy cố gắng để không biến mình trở thành 1 trong số những kiểu sản phụ như thế này. Hãy giữ mức cân nặng trong thai kỳ kiểm soát ở lượng tăng từ 8 – 12,5kg. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, hãy bình tĩnh nghe theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của các bác sĩ, bạn sẽ có một ca sinh nở thành công, suôn sẻ.