Nổi mẩn đỏ không ngứa là triệu chứng mà nhiều người gặp phải. Khi bị dấu hiệu này, bạn thường rất lo lắng, không biết vì sao mình bị vậy? Bị như vậy có phải bệnh gì không? Bệnh đấy có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin bạn cần biết về triệu chứng.
1. Giãn mạch máu
Hiện tượng bệnh này bạn gặp phải là khi: Nốt nổi mẩn đỏ của bạn, khi bạn dùng ngón tay ấn vào mà nó biến mất, nhưng khi bỏ ngón tay ra bạn lại thấy xuất hiện trở lại.
Bạn gặp phải hiện tượng này, có thể có khả năng bạn bị viêm do phản ứng với môi trường ô nhiễm hoặc có thể đơn giản là bị muỗi đốt, thiếu hụt vitamin, do chấn thương.
2. Nhiễm virus siêu vi
Bạn có thể bị nổi mẩn đỏ không ngứa do cơ thể bị nhiễm virus siêu vi. Khi đó, dấu hiệu ban đầu của bạn là bị sốt, cơ thể mệt mỏi, bắt đầu xuất hiện da nổi mẩn đỏ khi cơ thể giảm sốt. Những nốt nổi mẩn đỏ này cũng không làm bạn bị ngứa. Nốt nổi mẩn đỏ của bạn, khi bạn dùng ngón tay ấn vào và buông ra đều không biến mất. Những nốt nổi mẩn đỏ này sẽ biến mất sau khi xuất hiện 7-10 ngày.
3. Viêm mao mạch dị ứng
Bệnh viêm mao mạch dị ứng thường gây rất nhiều tác hại đến cơ thể của bạn như gặp các vấn đề về: da, ruột, thận, khớp. Trong đó, nếu bạn mắc phải bệnh này, dấu hiệu đầu tiên cũng là: da nổi mẩn đỏ ở nhiều vùng da khác nhau, có thể là toàn cơ thể. Những nốt mẩn đỏ này không gây ngứa, nhưng có thể sẽ bì phù trên da nếu bệnh nặng hơn.
4. Mề đay
Một trong những căn bệnh phổ biến khi bạn bị nổi mẩn đỏ trên bề mặt da. Vùng da bị sưng đỏ và có thể lan ra toàn thân. Mề đay thường kèm theo những biểu hiện ngứa gáy hoặc không. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại gây khó chịu và thường tái phát.
Mề đay là một trong những nguyên nhân chính khiến nổi mẩn đỏ không ngứa.
5. Bệnh zona
Zona là tình trạng nhiễm trùng da do virus gây nên. Các triệu chứng cơ bản bản bao gồm việc xuất hiện các nốt mụn nước trên da, có thể ngứa hoặc không ngứa. Bệnh zona có thể xuất hiện ở bộ phận bất kỳ trên cơ thể bao gồm cả mặt hoắc mắt. Một số trường hợp, người bệnh zona có thể bị đau nhẹ hoặc rất đau. Các nốt mẩn đỏ do zona thường chứa đầy nước hoặc dịch lỏng.
6. Bị vết bớt bẩm sinh
Những vết bớt bẩm sinh sẽ có màu đỏ hoặc màu xám, xuất hiện trên da của chúng ta ngay khi được sinh được sinh ra. Nguyên nhân gây nên tình trạng này được cho là do sự hoạt động bất thường của các mạch máu.
7. Ban xuất huyết
Bị nổi mẩn đỏ không ngứa trên da có thể là dấu hiệu của bệnh ban xuất huyết. Đây là hiện tượng các hồng cầu bị thoát ra ngoài mạch máu và tràn ra các tổ chức dưới da. Người bị ban xuất huyết sẽ thấy dấu hiệu nổi các chấm tròn đỏ trên da không ngứa, vết lằn hoặc các mảng xuất huyết. Thông thường, chúng sẽ tự biến mất sau vài ngày và ít gây ra những vấn đề nghiêm trọng, nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ cho người bệnh.
8. U xơ da
Đây là một rối loạn da phổ biến, xảy ra khi các mô hoạt động quá mức dẫn đến sự xuất hiện của các khối u nhỏ lành tính nằm dưới da. Thông thường, u xơ da biểu hiện ra bên ngoài bởi sự xuất hiện của các nốt sưng có màu hồng nhạt hoặc nâu có kích thước khoảng 3 – 10 mm. Các nốt sưng này ít khi gây ra cảm giác ngứa ngáy, trừ khi chúng ta chạm vào. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng bộ phận thường bị bệnh nhất là ở bàn chân.
9. Vẩy phấn hồng
Bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy phấn hồng. Đây là tình trạng da bị phát ban do sự tấn công của các virus. Thời gian diễn tiến của bệnh thường kéo dài từ khoảng 6 – 12 tuần. Triệu chứng đặc trưng nhất của căn bệnh này là trên da xuất hiện các mảng màu hồng hoặc đỏ nhưng không ngứa. Những vùng da này có thể bị bong tróc, đóng vảy khiến cho da của người bệnh sần sùi, gây mất thẩm mỹ.
10. Phát ban nếp gấp cơ thể
Đúng như tên gọi của nó, bệnh này thường chỉ xuất hiện ở những vùng da có nhiều nếp nhăn như nách, háng, bên dưới ngực, bộ phận sinh dục… Ai cũng có thể bị phát ban nếp gấp, nhưng những người bị thừa cân, béo phì là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Các triệu chứng của bệnh sẽ càng nặng lên khi bị ma sát, độ ẩm trong không khí tăng cao hoặc khi da bị các kích ứng khác.
11. Phát ban do nhiệt
Khi mồ hôi bị mắc kẹt ở các lỗ chân lông, không thể thoát ra bên ngoài sẽ làm cho thân nhiệt quá nóng và gây ra hiện tượng phát ban do nhiệt. Biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là sự xuất hiện các vết sưng đỏ trên da. Đa số các trường hợp không cảm thấy ngứa ngáy khi bị phát ban do nhiệt.
Trẻ em là đối tượng dễ bị phát ban do nhiệt nhất.
12. Dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông là căn bệnh có khả năng di truyền, xảy ra khi cơ thể sản xuất ra quá nhiều protein keratin khiến cho các lỗ chân lông bị bít cứng. Triệu chứng thường gặp khi bị dày sừng nang lông là da bị nổi các cục sần nhỏ, có màu đỏ hoặc không có màu. Bệnh hay xảy ra ở các vị trí như cánh tay, đùi, cẳng chân, mông …
13. Một số bệnh khác:
- Nhiễm ký sinh trùng
- Bệnh truyền nhiễm
- Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục như: giang mai, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà …