Do có khiếm khuyết ở khuôn mặt, bé trai 13 tuổi luôn sống trong tự ti, thậm chí có lúc em còn không muốn đi học vì sợ bị các bạn gọi là "yêu quái", hay "người ngoài hành tinh".
Thạc sĩ Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành hiện đã có hơn 15 năm kinh nghiệm khám và điều trị chuyên khoa Da liễu, Thẩm mỹ, với kinh nghiệm...
Bị bạn gọi là yêu quái vì vết bớt không biết từ đâu xuất hiện
Minh Hiếu 13 tuổi (ở Hà Nội) suốt bao năm qua sống trong sự tự ti, sợ những ánh mắt nhìn trực diện của mọi người, vì ở vùng mặt cổ của em có vạt bớt rất lớn. Bố mẹ Hiếu chia sẻ, khi Hiếu còn nhỏ, vết bớt rất mờ và không ai để ý gì đến, thế nhưng vết bớt này lại lớn dần theo tuổi, khiến cậu thiếu niên cảm thấy xấu hổ, thậm chí không còn muốn đi học.
Ở tuổi dậy thì, Hiếu quan tâm đến hình thức nhiều hơn, biết ăn mặc đẹp, biết chải chuốt mỗi khi ra ngoài, duy chỉ có vết bớt dù em có kỳ cọ đến đâu cũng không thể khỏi được. “Em chỉ thích đến mùa đông để được mặc áo rét, quàng khăn che đi vết bớt ấy”, Hiếu mong ước.
Vì khiếm khuyết mà Hiếu sợ ra ngoài, gặp người lạ là chạy vì sợ họ bàn luận, chê bai mình. Nhiều lần dù muốn nhưng Hiếu chẳng bao giờ dám đi dự sinh nhật các bạn. Hiếu tâm sự rằng, em thấy bị tổn thương vô cùng khi bị các bạn chỉ trỏ và nói rằng, do em ở bẩn nên như vậy. Có người ác mồm hơn thì nói Hiếu là yêu quái từ nơi khác đến chứ không phải người thường.
Việc xuất hiện bớt trên khuôn mặt sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, nhất là trẻ đang bước vào tuổi dậy thì. Ảnh: Lê Phương.
“Khi bị trêu chọc, con về nhà khóc và hỏi bố mẹ: Vì sao có có vết này? Con không muốn đi học nữa? Bố mẹ làm sao để vết này biến mất khỏi cơ thể con đi”, mẹ Hiếu tâm sự. Dù biết con phải chịu nhiều nỗi ấm ức trong lòng, nhưng bố mẹ Hiếu đành chấp nhận phần vì con còn nhỏ, phần vì tìm hiểu chi phí quá lớn nên gia đình chưa dám cho đi khám và điều trị.
Cũng giống như Minh Hiếu, bé Nguyễn Thanh Dung (10 tuổi, ở Hà Nội) cũng có một vết bớt lớn choán gần hết khuôn mặt phía bên trái, khiến cho cô bé luôn cảm thấy mất tự tin khi ra ngoài. Chị Tô Thùy Dương (mẹ bé Dung) cho biết, vết bớt của con chị đến như một định mệnh, mà ngay cả bản thân chị cũng không biết nó bắt đầu từ đâu. “Khi sinh ra cháu rất bình thường, cho đến khi 5 tuổi mới thấy xuất hiện vết bớt rất mờ phải nhìn kỹ mới thấy. Nghĩ rằng, con lớn sẽ thay đổi làn da nên tôi cũng không chú ý đến nhiều, nhưng càng lớn vết bớt đen càng lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ khuôn mặt con”, chị Dương chia sẻ.
Còn bố của cháu Dung thì lo lắng vô cùng, bởi với con gái khuôn mặt là rất quan trọng, quyết định rất nhiều đến tương lai, công việc sau này. Hơn nữa, cháu đang chuẩn bị bước vào độ tuổi thay đổi tâm sinh lý, vì thế anh lo sợ diện mạo ấy sẽ khiến con bị ảnh hưởng.
Bé Dung và vết bớt ngày càng rõ và lớn dần trên khuôn mặt. (Ảnh: Lê Phương. Hình ảnh đã được người giám hộ đồng ý cho sử dụng)
“Tôi luôn phải đứng trước gương để động viên con, thậm chí là người tư vấn tâm lý để con không bị sốc nếu có các bạn trêu chọc khi đi chơi hay tới trường. Mỗi khi đi đến nơi đông người, tôi luôn nắm chặt tay con, để con hiểu rằng dù thế nào cũng luôn có bố ở bên cạnh”, bố bé Dung chia sẻ.
Gia đình bé Dung cũng tìm hiểu và muốn đi điều trị bớt cho bé từ lâu, nhưng nhiều người lại gàn và cho rằng nên để đến tuổi trưởng thành vì trẻ còn nhỏ, da non nớt làm dễ để lại sẹo, ảnh hưởng xấu đến sau này. Vì thế gia đình lưỡng lự chưa dám cho đi khám và điều trị.
Càng điều trị sớm khả năng thành công càng cao
BSCK II Nguyễn Tiến Thành (Thành viên Hội Da liễu Việt Nam) cho biết, đây là hai trong số nhiều trường hợp bác sĩ đang trực tiếp điều trị miễn phí 100% trong thời gian gần đây. Bác sĩ Thành cho biết, hiện rất nhiều người quan điểm sai lầm cho rằng, nhỏ điều trị bớt sẽ ảnh hưởng đến làn da non nớt của trẻ, dễ để lại sẹo… Thực tế thì hoàn toàn ngược lại, với bớt Ota, được điều trị càng sớm sẽ càng mang lại hiệu quả cao và với công nghệ điều trị hiện tại hiện nay, việc điều trị sẽ không gây đau hay để lại sẹo như mọi người vẫn nghĩ.
Bác sĩ Thành cho biết, toàn bộ những người bị bớt sẽ được điều trị miễn phí 100%, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Ảnh: Lê Phương.
Với trường hợp của bé Hiếu và bé Dung, sau khi được bác sĩ Thành điều trị miễn phí bớt sắc tố đã giảm đáng kể. Riêng trường hợp Minh Hiếu đã giảm được 90%, còn bé Thanh Dung sẽ phải điều trị khoảng gần 20 liệu trình nữa, bác sĩ Thành nhận định khi kết thúc điều trị về cơ bản sẽ xóa được trên 90% vết bớt cũ.
Theo bác sĩ Thành, bớt Ota là mảng sắc tố bẩm sinh màu xanh hoặc xám trên mặt, khởi phát khi mới sinh hoặc quanh một thời kỳ nào đó và có màu sắc đa dạng từ màu nâu vàng, nâu, nâu xám, xanh lam, đen và tía (đỏ và lam trộn lẫn). Vị trí thường gặp nhất là ở vùng trán, thái dương, má và quanh mắt. Tổn thương thường phân bố một bên mặt (chiếm 90% trường hợp) và theo hai nhánh trên của dây thần kinh tam thoa (dây V). Ngoài ra có thể xuất hiện thương tổn sắc tố của bớt Ota trong niêm mạc miệng, mũi hoặc các cấu trúc của mắt.
Bác sĩ Thành cho biết, bớt sắc tố dù không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tương lai và công việc sau này. “Trước đây nhiều người đến khám tâm sự rằng, vì có bớt này mà bị bạn bè trêu chọc phải bỏ học, hay học xong không có việc làm… Chính điều này làm tôi suy nghĩ nhiều và quyết định sẽ khám, điều trị miễn phí 100% cho tất cả những ai bị bớt sắc tố với mục tiêu “thay làn da, đổi cuộc đời” và không giới hạn tuổi tác, giới tính”, bác sĩ Thành chia sẻ.
Tin liên quan
Việc dùng những quả bóng bay trang trí ở các bữa tiệc, sự kiện nếu không biết rõ nguồn khí bơm bên trong thì không khác gì đang ở cạnh bom...
Một chiếc bình giữ nhiệt an toàn không chỉ cần khả năng bảo vệ thực phẩm nguyên vẹn mà còn phải sạch sẽ về cấu trúc. Những dấu hiệu hỏng hóc...
Sinh ra là một đứa trẻ bình thường nhưng càng lớn bé Thùy Dương lại có những biểu hiện bất thường. Khi đưa đi khám cả gia đình bàng hoàng...
Thật khó có thể tưởng tượng được khi nhìn vào gương và không nhận ra người trong đó là ai. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng nó là một hội...
Tin bài cùng chủ đề Bệnh về da
Rất nhiều người cứ đến mùa đông là bị ngứa, gãi xước cả da mà không biết cách khắc phục. Về vấn đề này, BSCK II Nguyễn Tiến Thành (thành viên Hội Da liễu Việt Nam) sẽ tư vấn cụ thể.