Sau vài tháng dùng mặt nạ dưỡng trắng, Xiao Li tự tin khi da ngày càng trắng hơn. Tuy nhiên 3,4 tháng sau, cô gái trẻ phải tới viện khi da mẩn đỏ dữ dội.
Xiao Li, 20 tuổi là một fan trung thành của mặt nạ trắng da. Cô gái trẻ rất thích các sản phẩm có chức năng làm trắng da như mặt nạ, sữa rửa mặt, kem dưỡng trắng và thường xuyên bàn luận chủ đề này với bạn bè. Được người quen gợi ý dùng một loại mặt nạ dưỡng trắng da có công dụng trắng da nhanh, bất chấp việc nó không rõ nguồn gốc, Xiao Li vẫn mua rất nhiều để dùng cho nửa năm. Kể từ khi dùng, Xiao Li cảm thấy rằng làn da của mình trở nên trắng và mịn màng hơn. Nhưng 3,4 tháng trước, mặt Xiaoli bắt đầu bị nổi ban đỏ và mụn mọc rất nhiều.
Xiao Li đã đến bệnh viện để điều trị. Bác sĩ chẩn đoán cô bị dị ứng da. Sau khi uống thuốc chống dị ứng một thời gian, tình trạng bất thường của khuôn mặt biến mất. Nhưng sau một thời gian dài, chứng bệnh lại quay trở lại. 20 tuổi là thời kỳ đẹp nhất của con gái nhưng Xiaoli lại rất tự ti khi gương mặt nổi đầy ban đỏ. Cô gái xấu hổ tới mức mỗi khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, không dám gặp gỡ ai.
Toàn bộ khuôn mặt của Xiao Li nổi mẩn đỏ dày đặc.
Khi gặp bác sĩ Zhu Jianwei, phó trưởng khoa Da liễu của Bệnh viện Chiết Giang. Cô gái trẻ rất hoang mang: "Tôi chưa thay đổi sản phẩm chăm sóc da, tại sao lại có vấn đề với da?"
Khi bác sĩ Zhu Jianwei nhìn thấy khuôn mặt của Xiao Li, anh ấy thực sự bị sốc. "Có thể nói rằng toàn bộ khuôn mặt của cô gái gần như được bao phủ bởi các vết phát ban đỏ, và nó còn gây ngứa", bác sĩ Zhu nói.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ Zhu biết rằng Xiao Li, thường xuyên mua các sản phẩm làm trắng được bạn bè giới thiệu hoặc mua online dẫn tới mua phải hàng kém chất lượng nên mắc bệnh hormone - dependent dermatitis (tạm dịch: viêm da phụ thuộc hormone).
Viêm da phụ thuộc hormone hay còn gọi là viêm da corticoid, là một dạng viêm da mặt do sử dụng lâu dài các hormone bên ngoài không đúng cách. Bác sĩ Zhu Jianwei cho biết một số sản phẩm có chức năng làm trắng sẽ bổ sung thêm nội tiết tố, và những hormone này dễ dàng thâm nhập vào da. Sau khi sử dụng hàng ngày, nhu cầu hormone của da ngày càng lớn hơn và các sản phẩm chăm sóc da mặt có hàm lượng hormone đó không còn có thể đáp ứng nhu cầu, dẫn đến da ngày càng phụ thuộc hormone. Khi da không được đáp ứng hormone như trước nó sẽ bắt đầu phản ứng lại bằng cách nổi mẩn đỏ như trường hợp của Xiao Li.
"Một số bệnh nhân có thể có biểu hiện nhẹ như viêm da, chàm, dị ứng, v.v., và họ có thể hồi phục nhanh chóng. Nhưng một số bệnh nhân có thể nghiêm trọng hơn và họ phải điều trị rất lâu", bác sĩ Zhu nói.
Dùng mặt nạ trắng da không rõ nguồn gốc đã khiến cô gái trẻ rước họa. (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để điều trị viêm da phụ thuộc hormone như vậy?
Bác sĩ Zhu Jianwei mô tả việc điều trị viêm da phụ thuộc hormone cũng gần giống như điều trị nghiện: "Quá trình điều trị giống như cai nghiện. Quá trình này kéo dài và mất ba tháng đến sáu tháng hoặc thậm chí lâu hơn."
Đối với những người bạn nữ yêu thích làm đẹp, bác sĩ đã đưa ra một số gợi ý: Khi mua các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm, đừng mua hàng rẻ không rõ nguồn gốc hơn.
Ngoài ra, khi làm sạch da mặt hàng ngày, hãy cẩn thận để không làm hỏng hàng rào bảo vệ da. Da phụ nữ vốn đã tương đối mỏng manh. Không nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt có tính tẩy rửa quá mạnh mỗi ngày. Sử dụng khẩu trang, sữa rửa mặt dịu nhẹ mỗi ngày.