Các chuyên gia sức khỏe vẫn khuyên mọi người ăn nhiều cá hơn thịt vì cá giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu... Tuy nhiên, 5 loại cá dưới đây lại dễ nhiễm kim loại nặng hay vi khuẩn, vì thế bạn nên hạn chế sử dụng.
Cá là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình do giá trị dinh dưỡng và giá cả bình dân. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt, đặc biệt trong thực tế khí hậu và môi trường hiện nay. Theo các chuyên gia, bạn nên hạn chế ăn 5 loại cá sau đây:
1. Cá da trơn
Cá da trơn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi. Thịt cá da trơn tươi ngon, mềm được người tiêu dùng yêu thích. Tuy nhiên, môi trường sống của cá da trơn thường rất khắc nghiệt. Nông dân thường nuôi cá chung với các vật nuôi khác khiến cá phát triển ở vùng nước bẩn. Do có khả năng thích ứng mạnh với môi trường nên cá da trơn có thể sống sót trong các cống rãnh, mương có mùi hôi. Là loài cá ăn tạp nên cá da trơn ăn gần như toàn bộ thức ăn trong nước, kể cả xác thối, dẫn đến cơ thể chúng tồn tại một số lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng. Vì vậy, khi mua cá da trơn, bạn nên quan sát kỹ màu sắc của thân cá, độ sạch của mang... để tránh mua phải cá da trơn bị nhiễm độc.
Cá da trơn. (Ảnh minh họa)
2. Lươn
Lươn là món quen thuộc, bổ dưỡng với mọi người. Thịt lươn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, bồi bổ trí não, thích hợp cho người trung niên, người già và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, lươn sinh trưởng trong môi trường nóng ẩm và dễ bị ô nhiễm bởi các hạt lơ lửng.
Ngoài ra, lươn còn mang một loại ký sinh trùng có tên là tuyến trùng Gnatostome, có thể lây truyền qua đường ăn uống và lây truyền từ mẹ sang con. Nếu nội tạng không được vệ sinh sạch sẽ, những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vì vậy, khi mua lươn về, bạn hãy nhớ làm sạch nội tạng thật kỹ.
Nhiều người chuộng ăn lươn mà không biết loại thực phẩm này dễ nhiễm ký sinh trùng. (Ảnh minh họa)
3. Cá mè
Cá mè là loài cá nước ngọt phổ biến có đầu to hình bầu dục, thân màu trắng bạc. Cá mè tuy có tỷ lệ xuất hiện cao trên thị trường thủy sản trong nước nhưng hương vị kém, vị nhạt nhẽo và còn có mùi tanh đậm. Quan trọng hơn, cá mè có chế độ ăn rất hỗn tạp, bao gồm cả phân gà, phân bò và nhiều thành phần thối rữa khác nhau. Vì vậy, cá nè được coi là loài cá tương đối bẩn.
4. Rô phi
Sở dĩ cá rô phi lọt vào danh sách này là vì nó không kén chọn thức ăn và sẽ ăn thực vật thối, phân động vật, xác động vật… Vì vậy, cá rô phi còn được mệnh danh là cá rác. Loài cá này có thể phát triển trong điều kiện nước cực kỳ kém và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, do môi trường phát triển khắc nghiệt nên cá rô phi có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác.
Cá lau kiểng. (Ảnh minh họa)
5. Cá lau kiếng
Đây là loài cá ăn tạp, ăn cá chết và các chất độc hại khác. Do quá trình trao đổi chất chậm, động vật ăn xác thối có thể tích tụ một lượng lớn chất độc hại và ký sinh trùng trong cơ thể. Vì vậy, rất ít người ăn cá lau kiếng. Ngoài ra, loài ăn xác thối là loài ngoại lai, có thể gây thiệt hại cho môi trường sinh thái nếu thả bừa bãi.