6 chất ung thư ẩn giấu ngay trong bếp nhưng dễ dàng loại bỏ chỉ nhờ thao tác này

Ngày 04/01/2020 12:30 PM (GMT+7)

Như người ta thường nói, "bệnh phát ra từ miệng", nhưng nhà bếp là nơi dễ che giấu những yếu tố gây bệnh nhất như bụi bẩn, vi khuẩn và thậm chí là chất gây ung thư. Tuy nhiên nếu biết cách, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa những yếu tố gây bệnh này.

1. Thớt mốc

Nếu thớt không được làm sạch thường xuyên sẽ dễ còn dư lại thức ăn trên thớt, lâu dần sẽ sản sinh ra vi khuẩn trên thớt và nguy hiểm nhất là sinh ra aflatoxin. Aflatoxin là một chất rất độc hại, độc hại gấp 68 lần so với asen. Cơ quan nghiên cứu về ung thư của WHO chia các yếu tố gây ung thư thành loại 1, 2A, 2B, 3, 4. Trong đó, chất aflatoxin được phân là chất gây ung thư loại 1 - chất đã có đầy đủ bằng chứng chứng minh chúng có thể gây ung thư cho con người.

6 chất ung thư ẩn giấu ngay trong bếp nhưng dễ dàng loại bỏ chỉ nhờ thao tác này - 1

Cách ngăn ngừa

- Rửa sạch thớt thường xuyên bằng bàn chải cứng và nước sạch, sau đó chần qua thớt bằng nước sôi và để khô dưới ánh nắng mặt trời.

- Sau khi sử dụng thớt, đặc biệt sau khi băm thịt, cạo sạch cặn thức ăn còn sót lại trên bề mặt, rửa sạch bằng nước và ngâm trong nước muối với nồng độ khoảng 15% trong hai giờ, sau đó phơi khô dưới ánh nắng.

- Không nên vệ sinh thớt bằng chất tẩy rửa, vì dung dịch tẩy rửa sẽ thấm vào thớt, điều này sẽ dễ sản sinh nấm mốc và khiến thực phẩm sẽ bị nhiễm hóa chất khi chế biến.

2. Dầu thừa

Mức độ oxy hóa dầu và độ ôi của dầu dư trong dầu đã sử dụng cao hơn nhiều so với dầu mới. Nếu dầu mới mua được đổ trực tiếp vào dầu cũ sẽ khiến dầu nhanh hỏng. Sử dụng lại dầu thừa nhiều lần sẽ tạo ra glycidaldehyd. Một lượng lớn chất này có thể gây ra hô hấp cấp tính, suy tuần hoàn và có nguy cơ gây ung thư.

6 chất ung thư ẩn giấu ngay trong bếp nhưng dễ dàng loại bỏ chỉ nhờ thao tác này - 2

Cách ngăn ngừa

- Chỉ sử dụng đủ lượng dầu cần thiết khi nấu ăn, tránh để lại dầu thừa. 

- Không trộn dầu mới với dầu cũ, nếu không dầu trong nồi dầu sẽ trở thành chất xúc tác oxy hóa cho dầu mới và khiến dầu mới nhanh hỏng.

- Giữ dầu cách xa bếp nấu để tránh môi trường nhiệt độ cao.

3. Máy hút mùi

Chức năng quan trọng nhất của máy hút mùi trong nhà bếp là xả khói dầu được tạo ra trong khi nấu, làm giảm thiệt hại của khói dầu trong nhà bếp đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu máy hút mùi không được làm sạch thường xuyên, lượng lớn cặn dầu sẽ tích tụ, không chỉ khiến khí thải không được thoát ra ngoài một cách thuận lợi, hơn nữa cặn dầu sau khi bị đốt nóng còn có thể sản sinh ra các chất gây ung thư. Nếu các loại khí này không được thải ra ngoài sớm, thời gian dài con người hấp thụ vào cơ thể, sẽ gây hại cho hệ hô hấp và gây ung thư phổi.

6 chất ung thư ẩn giấu ngay trong bếp nhưng dễ dàng loại bỏ chỉ nhờ thao tác này - 3

Cách ngăn ngừa

- Vệ sinh máy hút mùi đều đặn 6 tháng một lần, nếu có nhiều khói, thời gian làm sạch nên được rút ngắn. 

- Không tắt máy hút mùi  ngay sau khi nấu, vì cần có thời gian để máy hút mùi xả khí thải. Sau khi nấu, hãy để máy tiếp tục chạy trong 3 đến 5 phút để đảm bảo khí độc hại được thải ra hoàn toàn.

4. Đũa gỗ bị mốc

Đũa gỗ không tự sản sinh ra chất độc aflatoxin, nhưng khi chúng ta ăn những thực phẩm chứa tinh bột bằng đũa, những dư lượng thực phẩm này sẽ bám vào đũa. Về lâu về dài, các chất này sẽ biến thành chất độc aflatoxin.

Ngoài ra, sử dụng đũa gỗ trong thời gian dài và để trong môi trường ẩm ướt cũng dễ gây nấm mốc. 

6 chất ung thư ẩn giấu ngay trong bếp nhưng dễ dàng loại bỏ chỉ nhờ thao tác này - 4

Cách ngăn ngừa

- Rửa đũa thật kỹ ngay khi mới mua về, có thể dùng thêm chanh để đánh lên bề mặt gỗ nhằm mục đích sát khuẩn, hoặc ngâm trong nước ấm khoảng vài phút và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

- Không nên ngâm thìa đũa gỗ trong nước lâu vì sẽ làm giảm tuổi thọ của gỗ, bề mặt dễ bị nứt vỡ và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng sinh sôi. Tránh cọ rửa bằng các miếng cọ cứng, làm xước và dằm gỗ.

- Đồ dùng bằng gỗ hết hạn thường tích nước, dễ bị biến chất, có mùi khác thường và bề mặt có chấm mốc. Vì thế, sau khi dùng từ ba tới sáu tháng phải thay mới để bảo đảm sức khỏe.

5. Nồi và chảo chống dính

Đồ nấu chống dính rất tiện lợi giúp thức ăn không bị dính chảo. Nhưng để giảm giá thành, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng những chất phụ gia công nghiệp (thay vì các chất phụ gia được sử dụng trong nhà bếp).

Sau một thời gian sử dụng, chất phụ gia công nghiệp chống dính này sẽ bị bong tróc hoặc do nhiệt độ cao làm tiết ra axit perfluorooctanoic và các hóa chất gây hại khác, làm ngấm vào thức ăn, lâu ngày ngấm dần vào cơ thể, tăng nguy cơ gây ung thư cho người dùng.

6 chất ung thư ẩn giấu ngay trong bếp nhưng dễ dàng loại bỏ chỉ nhờ thao tác này - 5

Cách ngăn ngừa

- Không để chảo ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn trong chảo bởi nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất chống dính và giải phóng chất độc.

- Không chùi rửa chảo bằng miếng rửa kim loại vì sẽ làm bong tróc lớp chống dính, khiến chảo nhanh hỏng và chất độc dễ ngấm vào thức ăn. khiến bề mặt chảo bong tróc lớp chống dịn, khiến chảo nhanh hỏng và chat độc dễ ngấm vào thức ăn

- Thay chảo mới khi lớp chống dính bị hỏng

Những sát thủ gây ung thư lù lù trong bếp nhà bạn, chú ý kẻo mất mạng
Nhiều người không thể ngờ rằng, những món đồ quen thuộc được sử dụng hàng ngày trong căn bếp của mình lại có thể là thủ phạm gây nên căn bệnh ung thư...
Minh Thùy (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư