Những thực phẩm sau nhất định bạn cần phải để vào tủ lạnh nếu như không muốn chúng bị biến chất dinh dưỡng.
Có những thực phẩm bạn không cần phải để tủ lạnh bảo quản mà chỉ cần để ở nhiệt độ thường bên ngoài. Nhưng những thực phẩm sau nhất định bạn cần phải để vào tủ lạnh nếu như không muốn chúng bị biến chất dinh dưỡng. Lý do vì trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 6- 8 độ C là điều kiện lý tưởng để bảo quản các thực phẩm sau giữ được dưỡng chất lâu hơn.
Nếu để ở nhiệt độ thường, những thực phẩm này sẽ nhanh bị hỏng hoặc nhanh chóng giảm chất lượng.
1. Quả chanh
Nhiều người nghĩ rằng, chanh có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, giống như các loại quả họ cam quýt khác, chanh rất giàu vitamin C. Đây là một trong những chất chống oxi hóa trong tự nhiên.
Những Vitamin C có khả năng hủy diệt các tế bào dẫn đến ung thư hoặc viêm. Các hoa quả họ cam có thể bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh viêm khớp và cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Bởi vậy bạn cần để ở tủ lạnh để duy trì chất chống oxi hóa.
2. Sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn sống giúp tăng khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những vi khuẩn này chủ yếu là vô hại với con người, giúp duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu.
Do đó, bạn cũng cần bảo quản sữa chua trong tủ lạnh để giúp bảo quản nhiều chất dinh dưỡng như: canxi, vitamin B2, vi khuẩn lên men.
3. Nước cà chua
Cà chua là một thực phẩm chứa nhiều lycopene và chất chống oxi hóa. Ngoài ra, chúng có chứa chất carotenoid được liên kết để chống lại 1 số bệnh ung thư nhất định như đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
Vì thế, các chất dinh dưỡng trong cà chua như: Vitamin A, C & K, lycopene chất chống oxi hóa và kali cũng được bảo quản tốt nhất ở môi trường tủ lạnh.
4. Sữa bò
Sữa bò là nguồn canxi hữu ích giúp cho duy trì sức khỏe và mật độ xương. Những vitamin D, protein có trong sữa giúp đảm bảo canxi cần thiết trong máu và có thể chống lại một số bệnh ung thư nhất định.
Cũng như sữa chua, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh để bảo đảm chất dinh dưỡng cần thiết: Canxi, protein, vitamin B2, D & K, và phốt pho.
5. Trứng
Nếu quả trứng bị nhiễm vi khuẩn salmonella, việc bảo quản trứng ở nhiệt độ phòng sẽ khiến mầm bệnh này sinh sôi gấp bội. Đáng lo ngại là, người dùng sẽ không thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, mùi hay độ đặc của trứng bị nhiễm khuẩn.
Nhiều nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra, chất lượng của các quả trứng suy giảm sau 4 tuần ở nhiệt độ 7,2 độ C trở lên (trong khi nhiệt độ phòng thông thường là 20 độ C).
Nhóm nghiên cứu cho biết, nhiệt độ tối ưu cho việc bảo quản trứng dài hạn nằm trong khoảng từ 0,6 - 2,2 độ C. Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh thường dao động trong khoảng từ 1,7 - 3,3 độ C, nhưng người dùng hoàn toàn có thể điều chỉnh theo ý muốn.
6. Súp lơ
Khi mua súp lơ về, bạn không rửa bởi khi dính nước nó sẽ nhanh hỏng, hãy để rau trong túi nhựa và cất ở ngăn mát của tủ lạnh. Cách này có thể giữ tươi súp lơ trong 5 ngày sẽ giúp duy trì nguồn vtamin C, K & A, folate 1 loại vitamin B cần thiết cho sự phát triển và tái tạo của tế bào, sulforaphane.