7 tác hại bất ngờ khi ăn bánh mì vào bữa sáng thường xuyên, ngay cả bác sĩ tiêu hóa Nhật Bản cũng khuyên hạn chế

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 10/09/2022 09:25 AM (GMT+7)

Bánh mì là món ăn quen thuộc buổi sáng của nhiều người nhưng thường xuyên ăn bánh mì mỗi sáng có thể gây ra không ít bất lợi cho sức khỏe.

Nhiều người vì bận rộn, nhất là buổi sáng thường không có thời gian tự nấu bữa sáng nên sẽ lựa chọn ăn những thực phẩm có sẵn, điển hình như là bánh mì. Không chỉ dùng trong buổi sáng, nhiều người còn ăn bánh mì thay cơm trưa hay tối hoặc để ăn vặt. 

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng ắn bánh mì thường xuyên thực sự không tốt cho dạ dày, ăn vào bữa sáng hàng ngày càng dễ gây khó chịu cho cơ thể.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Masatsugu Fukushima khuyên mọi người nên hạn chế ăn bánh mì buổi sáng.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Masatsugu Fukushima khuyên mọi người nên hạn chế ăn bánh mì buổi sáng.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Masatsugu Fukushima - chuyên gia của Hiệp hội Nội soi Tiêu hóa Nhật Bản cho biết, theo các cuộc khảo sát trước đây, khoảng một nửa số người Nhật ăn bánh mì vào buổi sáng. Đây không chỉ là thói quen hình thành từ nhỏ mà còn vì tiện lợi, dễ no bụng nên ăn rất nhiều. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lâm sàng khi kiểm tra đường tiêu hóa của hơn 100.000 người, bác sĩ cho rằng dùng bánh mì làm bữa sáng hàng ngày có thể là lựa chọn tồi tệ nhất đối với cơ thể, bởi những lý do sau:

1. Bánh mì khó tiêu, để lâu trong bụng

Bánh mì dễ ăn và giúp bạn no lâu, nhưng no tức là nằm lâu trong dạ dày nên khó tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác. Một nghiên cứu cho thấy bánh mì sẽ lưu lại trong dạ dày trong 6 giờ. Theo kinh nghiệm của bác sĩ Masatsugu Fukushima, khi khám cho các bệnh nhân thường thấy hầu như còn lại các nguyên liệu như bánh mì, cơm, và mì udon. 

2. Gluten trong bánh mì cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ, có thể gây đầy hơi, tiêu chảy và dị ứng

Sau khi dạ dày phân hủy thức ăn, nó sẽ được vận chuyển đến ruột non, nơi nó tiếp tục bị phân hủy bởi dịch tụy. Tuy nhiên gluten trong bánh mì có thể gây ảnh hưởng tới quá trình này. 

Gluten là thành phần protein của bột mì làm cho bánh mì mềm và kết dính. Bác sĩ Masatsugu Fukushima giải thích thêm rằng gluten có thể không được niêm mạc ruột non tiêu hóa và hấp thụ thuận lợi. Khi các chất dính như vậy đến ruột non, chúng sẽ vướng vào các nhung mao ruột non, cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể người, gây đau bụng hoặc dị ứng.

7 tác hại bất ngờ khi ăn bánh mì vào bữa sáng thường xuyên, ngay cả bác sĩ tiêu hóa Nhật Bản cũng khuyên hạn chế - 2

Bác sĩ Wu Zhenghan, quyền Giám đốc Khoa Dị ứng của Trung tâm Dị ứng, Miễn dịch và Bệnh thấp khớp của Bệnh viện Dalin Tzu Chi, cũng cho biết dị ứng gluten là một dạng khó tiêu. Nếu không thể tìm thấy nguyên nhân bụng khó chịu trong thời gian dài, có thể liên quan đến dị ứng gluten.

Ngoài ra, bác sĩ Masatsugu Fukushima chỉ ra rằng ngay cả những người không khó chịu với gluten cũng nên chú ý đến các chất phụ gia thực phẩm và chất bảo quản có trong bánh mì. Peng Shuyi, một nhà y học Trung Quốc có đăng ký tại Hồng Kông, đã chỉ ra rằng chất nhũ hóa, chất tạo men và gia vị đều được thêm vào bánh mì. Nếu chất phụ gia quá mức, nó cũng có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa như đầy hơi.

3. Bánh mì có lượng muối không kém khoai tây chiên

So với nhiều loại thực phẩm có hương vị, nhiều loại bánh mì không quá mặn nhưng thực chất lại là "bẫy muối" ẩn giấu. Dựa trên dữ liệu phỏng vấn của Zhao Hanying, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chuyên gia Dinh dưỡng và Sức khỏe Chenguang bánh mì nướng trắng không mặn nhưng cứ 100g bánh mì nướng có thể chứa 500-600mg natri. Một lát bánh mì nướng có thể chứa 500-600mg natri. Hàm lượng natri trong bánh mì nướng là khoảng 480mg; và hàm lượng natri trong mỗi 100g khoai tây chiên là 300 đến 400mg.

Theo quan điểm dữ liệu, hàm lượng natri trong bánh mì nướng thậm chí còn cao hơn so với khoai tây chiên. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ăn bánh mì nướng và bánh mì bán sẵn cho tiện lợi, bạn có thể bị phù nề và táo bón.

Bánh mì có thể nhiều natri hơn cả khoai tây chiên. (Ảnh minh họa)

Bánh mì có thể nhiều natri hơn cả khoai tây chiên. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Masatsugu Fukushima giải thích rằng muối có thể gây kích ứng màng nhầy của đường tiêu hóa, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kích ứng này là một trong những yếu tố gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, việc hấp thụ quá nhiều muối cũng có thể dẫn đến phá hủy màng nhầy bảo vệ dạ dày, gây ra các triệu chứng viêm mãn tính. 

Dù bạn đã cố gắng phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa thông qua giấc ngủ vào ban đêm, nhưng ăn bánh mì có hàm lượng muối cao vào buổi sáng có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

4. Bánh mì có chứa các sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs), có thể gây viêm ở các cơ quan khác nhau 

Bác sĩ Masatsugu Fukushima giải thích rằng bánh mì làm từ lúa mì cần được nướng ở nhiệt độ cao trước khi có thể ăn được nên vỏ bánh mì thường có màu nâu cháy.

Vì vậy, bánh mì có chứa các sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs). AGEs không chỉ là yếu tố quan trọng gây ra biến chứng tiểu đường mà còn gây viêm ở các cơ quan khác nhau của cơ thể như mạch máu, thận, cơ và có thể tích tụ nhiều hơn, dẫn đến xơ cứng động mạch và nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác. Rất khó phân hủy AGEs ăn vào từ thực phẩm, và khoảng 7% AGEs không thể đào thải và tích tụ trong cơ thể. 

5. Ăn bánh mì vào buổi sáng làm tăng lượng đường trong máu

7 tác hại bất ngờ khi ăn bánh mì vào bữa sáng thường xuyên, ngay cả bác sĩ tiêu hóa Nhật Bản cũng khuyên hạn chế - 4

Các hormone như cortisol và adrenaline làm tăng lượng đường trong máu được tiết ra nhiều hơn bình thường vào buổi sáng. Do đó, ăn carbohydrate vào buổi sáng khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn so với ăn vào buổi chiều mà trong bánh mì lại chứa nhiều carbohydrate. 

Nói cách khác, nếu bạn ăn bánh mì vào buổi sáng khi lượng đường trong máu đã cao sẵn, lượng đường này sẽ có xu hướng tăng nhiều hơn. Đặc biệt, tình trạng lượng đường trong máu tăng và giảm nhanh chóng trong vòng 1 đến 2 giờ sau bữa ăn được gọi là "tăng đột biến đường huyết".

Sự dao động của lượng đường trong máu như vậy làm hỏng các mạch máu và được cho là dẫn đến xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

6. Rơi vào chu kỳ đòi hỏi carbohydrate vô hạn

Lý do tại sao bạn nên hạn chế ăn bánh mì vào buổi sáng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bữa sáng mà còn ảnh hưởng đến các bữa ăn còn lại của bạn.

Sau khi lượng đường trong máu tăng, insulin được tiết ra và lượng đường trong máu giảm xuống. Nhưng sau khi lượng đường trong máu tăng đột biến, nó thường giảm xuống nhiều hơn mức cần thiết. 

Khi lượng đường trong máu của bạn thấp, thông tin "lượng đường trong máu đã giảm" sẽ được truyền đến não, và bạn tự nhiên thèm ăn thức ăn có chứa đường. Do đó, nếu bữa sáng là bánh mì thì khả năng cao những bữa ăn sau, bạn sẽ tiếp tục muốn ăn các thực phẩm chứa carbohydrate.... gây gánh nặng cho dạ dày.

7. Hệ thống thần kinh tự chủ bị rối loạn

7 tác hại bất ngờ khi ăn bánh mì vào bữa sáng thường xuyên, ngay cả bác sĩ tiêu hóa Nhật Bản cũng khuyên hạn chế - 5

Hệ thần kinh tự chủ có hai phần, hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm chiếm ưu thế khi cơ thể hoạt động, và hệ thần kinh phó giao cảm chi phối khi cơ thể nghỉ ngơi.

Khi bạn thức vào ban ngày, hệ thần kinh giao cảm hoạt động để giúp lưu thông máu và ức chế tiêu hóa. Vào ban đêm, hệ thống thần kinh phó giao cảm sẽ chi phối, giúp cơ thể nghỉ ngơi, làm chậm nhịp tim và thúc đẩy tiêu hóa.

Buổi sáng là thời điểm quan trọng chuyển từ phó giao cảm sang giao cảm. Kiểm soát tình trạng thể chất của bạn trong thời gian này cũng rất quan trọng để cải thiện chất lượng của cơ thể và hoạt động của não trong ngày. Vì vậy  bạn nên hạn chế làm bất cứ điều gì gây rối loạn hệ thần kinh tự chủ.

Nếu bạn ăn thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate vào buổi sáng thường xuyên sẽ phá vỡ hệ thống thần kinh tự chủ, và đồng hồ sinh học sẽ mất cân bằng.

Bác sĩ không ăn bánh mì trong bữa sáng, kiểm soát lượng đường và giảm 10kg trong 2 tháng

Mặc dù là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, gan mật và túi mật nhưng trên thực tế, bác sĩ Masatsugu Fukushima đã từng mắc chứng nghiện carbohydrate như bánh mì và bị béo phì, lipid bất thường, đau đầu, đau dạ dày dữ dội và các triệu chứng khác nên lúc nào cũng phải có thuốc. 

Vì nhiều triệu chứng xuất hiện khi còn trẻ, bác sĩ Masatsugu Fukushima chủ quan nghĩ rằng sẽ không sao. Tuy nhiên, ở độ tuổi 40 khi cơ thể béo phì, đầu gối bắt đầu đau khi lên xuống cầu thang, ông mới quyết định thực hiện chế độ ăn kiểm soát carbohydrate.

Sau khi bắt đầu kiểm soát carbohydrate, không những các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa được cải thiện mà trong 2 tháng, trọng lượng cơ thể giảm 10kg, triglycerid cũng giảm từ 160 xuống 26mg/dl, đạt được hiệu quả bất ngờ.

Bác sĩ Masatsugu Fukushima cũng gợi ý cho các bệnh nhân tới khám nên ngừng ăn bánh mì buổi sáng và thực hiện bước đầu tiên trong việc kiểm soát lượng đường. Sau khi bệnh nhân làm như vậy, họ cũng đã chia sẻ nhiều phản hồi tích cực với anh, bao gồm: không còn khó tiêu, tiêu chảy, hen suyễn, đau nửa đầu, và bớt trào ngược dạ dày.

Do đó, nếu những người bị khó chịu về đường tiêu hóa cũng có thói quen ăn bánh mì vào bữa sáng, họ cũng có thể bắt đầu thử bằng cách bỏ bánh mì và quan sát xem các triệu chứng khó chịu về thể chất có được cải thiện hay không.

Nhưng nếu bạn không thể ăn bánh mì, bạn nên ăn gì vào bữa sáng? Bác sĩ Masatsugu Fukushima gợi ý rằng bạn có thể uống nước, trà, cà phê và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, cũng có thể kiểm soát lượng đường trong máu và tránh tình trạng đường huyết lên đến đỉnh điểm.

Dù thèm tới mấy, những người này cũng không nên ăn bánh mì buổi sáng kẻo rước họa vào thân
Bánh mì có nhiều loại khác nhau và là món ăn sáng phổ biến. Tuy nhiên, có những người cần hạn chế ăn loại bánh mì này để đảm bảo sức khỏe.

An toàn thực phẩm

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác