Những thực phẩm này khi kết hợp cùng trà có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Văn hóa uống trà có lịch sử lâu đời và ở Việt Nam, trà là đồ uống rất quen thuộc và thậm chí còn được biến tấu theo nhiều cách khác nhau như trà nóng, trà đá, trà chanh...
Vì trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng chống oxy hóa nên có tác dụng nhất định trong việc loại bỏ các gốc tự do. Vì vậy, uống trà còn có thể giúp ngăn ngừa lão hóa và có tác dụng chăm sóc sức khỏe.
Là một thức uống thông thường trong cuộc sống, trà cũng có những thực phẩm riêng không thể tương thích với nó. Dưới đây là 10 thực phẩm bạn tuyệt đối không dùng cùng trà.
1. Trà và thuốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc
Để đỡ rắc rối, có người sẽ lấy trà thay nước đun sôi để uống thuốc. Thực tế đây là cách làm sai lầm, kết hợp trà với thuốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc. Bởi vì axit tannic có trong trà có thể phản ứng hóa học với một số loại thuốc để tạo ra kết tủa, làm suy yếu khả năng hấp thu thuốc của cơ thể.
2. Trà và thịt có thể gây táo bón
Protein trong thịt có thể phản ứng hóa học với axit tannic trong trà để tạo thành chất mới, ảnh hưởng đến nhu động ruột của con người, do đó kéo dài thời gian lưu giữ của phân trong ruột.
Đặc biệt nhiều người cho rằng khi ăn thịt lợn, thịt chó, thịt cừu, thịt lừa mà uống trà có thể làm sạch ruột, dạ dày, nhưng thực tế lại dễ gây táo bón và tăng khả năng hấp thu các chất độc hại. Vì vậy, chỉ nên uống trà sau khi ăn thịt khoảng 2-3 tiếng.
3. Trà và trứng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein
Nhiều người làm món trứng luộc nước trà vì cho rằng tốt cho sức khỏe. Thực tế, trứng là thực phẩm giàu protein, còn trà chứa nhiều axit tannic, 2 chất này phản ứng với nhau sẽ dễ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein của cơ thể.
Ngoài ra, thường xuyên tiêu thụ trứng trà có thể gây ra các triệu chứng thiếu máu, dễ dẫn đến thiếu canxi hoặc loãng xương trong cơ thể con người.
4. Trà và đường sẽ làm tăng gánh nặng cho tim
Trà có vị đắng, tính lạnh, thông thường mục đích uống trà là lợi dụng vị đắng của trà để kích thích tuyến tiêu hóa, tăng cường chức năng tiêu hóa. Một cách khác là dùng tính lạnh của trà để phát huy tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Thêm đường vào trà sẽ ức chế tác dụng này nên những người ưa ngọt nên bỏ thói quen thêm đường vào trà.
5. Trà và rượu có thể kích thích tim và hại thận
Hầu hết mọi người đều cho rằng uống trà sau khi uống rượu có thể giải tỏa cơn say, thực tế điều này sẽ có hại cho cơ thể. Vì theophylline trong trà có tác dụng lợi tiểu nhưng acetaldehyde chuyển hóa từ rượu trong cơ thể lúc này vẫn chưa bị phân hủy hoàn toàn sẽ đi vào thận do tác dụng lợi tiểu của theophylline, từ đó gây kích thích thận.
Ngoài ra, trà đậm còn có tác dụng kích thích tim mạch, uống trà sau khi uống rượu sẽ kích thích tim gấp đôi và làm tăng gánh nặng cho tim.
6. Đồ uống lạnh, trà nóng có thể gây đau răng
Chúng ta đều biết rằng sự kết hợp giữa lạnh và nóng không chỉ khiến răng ê buốt, bị kích thích, dễ mắc các bệnh về răng miệng mà còn có hại cho đường tiêu hóa.
Vì vậy, sau khi ăn đồ lạnh, bạn nên đợi ít nhất 30 phút mới uống trà nóng. Điều này không chỉ giúp răng và dạ dày có thời gian đệm mà còn giải độc và giảm cân.
7. Trà và cua có thể gây khó tiêu
Không uống trà trong vòng 1 giờ sau khi ăn cua vì trà sẽ làm loãng axit dạ dày. Đồng thời trà sẽ làm đông đặc một số thành phần của cua, không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
8. Trà và gan gà sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt
Gan gà chứa nhiều chất sắt, trong trà có chứa axit tannic, uống trà khi ăn gan gà sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.