Đa số mọi người khi chế biến cà chua thường vẫn để cả hạt và vỏ, tuy nhiên có quan điểm cho rằng việc này không nên vì có thể gây ngộ độc.
Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Cà chua là loại thực phẩm rất phổ biến, xuất hiện thường xuyên trên mâm cơm các gia đình Việt. Tuy nhiên, khi ăn cà chua cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau như việc ăn sống hay ăn chín tốt hơn, nên ăn cả vỏ và hạt hay là bỏ đi để phòng ngộ độc.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, việc ăn cà chua cả vỏ hay bỏ là do thói quen, sở thích của mỗi người. Còn thông tin cho rằng, vỏ cà chua không tốt, gây ngộc độc là không đúng. Kể cả việc ăn sống hay nấu chín cũng hoàn toàn do sở thích cá nhân. “Cà chua chỉ khuyến cáo không ăn khi quả đã dập nát, hư hỏng và tuyệt đối không ăn khi cà chua còn xanh”, bác sĩ Hưng thông tin.
Việc ăn cà chua bỏ hay giữ nguyên vỏ là do sở thích của mỗi người, tuy nhiên phần vỏ cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Hưng, cà chua có nhiều giá trị dinh dưỡng, giàu các chất vitamin, nhất là vitamin A. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình 100g cà chua chín sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về lượng vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài ra, cà chua cũng chứa nhiều các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, magne, nickel, coban, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat...
Riêng với phần vỏ cà chua, chúng chứa nhiều chất chống ô xy hóa mạnh, giúp ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu… Do vậy, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng được phần vỏ chứ không cần bỏ.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ sinh học và Thực phẩm cho rằng, việc ăn cà chua cả vỏ bị ngộ độc vẫn có thể xảy ra trong một số trường hợp. “Trường hợp ngộ độc chỉ xảy ra khi quả cà chua bị tồn dư hóa chất bảo quản, mọi người ăn sống ngay ngoài chợ chưa kịp rửa và bị nhiễm hóa chất. Còn về bản chất vỏ cà chua không chứa chất độc đến mức ăn vào gây ngộ độc với con người”, ông Thịnh cho hay.
Việc tách hoặc lọc hạt cà chua sẽ khiến dinh dưỡng bị hao hụt khá nhiều. Ảnh minh họa.
Theo ông Thịnh, nếu so sánh về dinh dưỡng thì ăn cà chua sống sẽ tốt hơn, vì nó không bị hao hụt qua quá trình nấu. Tuy nhiên, đây là loại quả có nguy cơ nhiễm hóa chất khá cao, do vậy mọi người nên cân nhắc việc ăn sống. Ngoài ra, nhiều người thu hoạch cà chua khi quả còn xanh, về để chín dần và khi bổ ra phía trong lõi vẫn còn màu hơi xanh. Với loại cà chua này cũng không nên ăn sống, vì ăn cà chua chưa chín có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
“Khi mua cà chua từ chợ hay siêu thị về, tốt nhất nên rửa sạch, nấu chín trước khi ăn vì chúng ta không được chứng kiến quá trình chăm sóc, thu hoạch. Còn với cà chua tự trồng, đảm bảo an toàn thì có thể ăn sống được, nhưng chỉ ăn khi quả đã thật sự chín”, PGS Thịnh khuyên.
Với thông tin không nên ăn hạt cà chua, PGS Thịnh cho biết, từ xưa đến nay mọi người vẫn nấu cả vỏ và hạt rồi ăn, cũng không thấy ai bị sao.
“Nếu chỉ hạt cà chua thì chúng không có quá nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng trong thực tế, khi chúng ta bổ quả cà chua rồi bỏ hạt thì phần thịt, nước bên trong cũng bị rơi rớt đi nhiều. Do vậy, mọi người thường sẽ ăn cả hạt. Hạt cà chua khi vào hệ tiêu hóa sẽ khó bị phân hủy, thường sẽ lẫn chất cặn bã, đào thải ra ngoài”, PGS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Tin liên quan
Cà chua ngon, bổ dưỡng có thể ăn sống hoặc nấu chín đều tốt nhưng mọi người nên cẩn thận tránh xa 2 loại cà chua cực độc dưới đây,.
Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng và cô gái H'Mông cuối cùng đã có được thành quả, để làm được điều đó hai vợ chồng người...
Cà chua luôn được xếp vào danh sách những thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách nó có thể gây hại,...
Cà chua là một trong những loại thực phẩm vô cùng phổ biến hiện nay. Thế nhưng, ít người biết được rằng cà chua có rất nhiều tác dụng đối...
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Lạc (đậu phộng) là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có những tác dụng phụ tiềm ẩn cần lưu ý.