Những thực phẩm có giá rẻ này lại có tác dụng ngừa ung thư rất tốt.
Ai cũng sợ mắc ung thư nhưng ăn gì để ngừa ung thư thì không phải ai cũng biết. Jiyang Takaho, bác sĩ phẫu thuật ung thư nổi tiếng người Nhật, người hành nghề y hơn 40 năm, đặc biệt khuyên dùng 14 nguyên liệu chống ung thư, không chỉ thơm ngon mà còn hữu ích cho cơ thể.
Tía tô xanh
Lá tía tô xanh có khả năng chống oxy hóa cao rất phổ biến trong các món ăn Nhật Bản như sashimi và sushi, chúng không chỉ được dùng để tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn ngừa ung thư.
Một số nghiên cứu chỉ ra là trong tía tô có một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Chanh vàng
Vitamin C dồi dào trong chanh là thành phần chống oxy hóa quan trọng, có thể giúp phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, Citrus pectin, một chất chiết xuất từ quả chanh có khả năng ngăn ngừa hoặc ức chế ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Nếu được nên sử dụng cả phần vỏ chanh vì nó cũng chứa lượng lớn vitamin C.
Ớt, gừng
Hai loại gia vị này đều hương vị rất đậm đà và rất thích hợp để sử dụng trong nấu nướng. Nó không chỉ có thể tăng thêm hương vị cho các món ăn không có muối mà còn có thể khử trùng và ức chế tế bào ung thư.
Nấm hương khô
Nấm hương khô rất giàu vitamin D và nhiều chất dinh dưỡng khác. Một trong những lợi ích nổi bật và được đánh giá cao của nấm hương là giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhờ các hợp chất polysaccharide. Chất polysaccharide lentinan có khả năng chống lại sự phát triển của khối u bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ.
Tỏi
Allicin là nguyên nhân chính tạo nên mùi hăng của tỏi, đồng thời nó cũng là thành phần có tác dụng ức chế mạnh mẽ các tế bào ung thư. Tuy nhiên, nó chỉ bắt đầu kích hoạt sau khi tiếp xúc với không khí, vì vậy tốt nhất bạn nên để khoảng 10 phút sau khi cắt nhỏ tỏi.
Rong biển
Rong biển rất giàu fucoidan, có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
Tiêu đen
Piperine trong hạt tiêu đen là nguồn gốc của vị cay nồng và cũng có tác dụng diệt khuẩn. Nó có thể thúc đẩy sự hấp thụ vitamin C một cách hiệu quả và tăng cường tác dụng chống oxy hóa.
Vừng
Cả hạt vừng đen và trắng đều có đặc tính chống oxy hóa tốt. Đặc biệt, vừng chứa phytate, một hợp chất ngăn ngừa ung thư hiếm gặp có chức năng như một chất chống oxy hóa và làm giảm tác dụng của các gốc tự do.