Ăn nội tạng không đúng gây hại khó lường nhưng biết cách ăn kiểu này lại tốt cho sức khỏe

Ngày 26/03/2022 11:50 AM (GMT+7)

Nội tạng động vật (lợn, gà, bò... ) là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nội tạng động vật không tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư điều đó ra sao?

Trên thực tế, nội tạng động vật không hoàn toàn xấu. Tuy nhiên, các thực phẩm này cần được vượt qua các kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Nội tạng động vật phải đảm bảo đã qua kiểm dịch, không chứa  các chất độc hại như kim loại nặng, thuốc trừ sâu hay dư lượng thuốc thú y vượt quá liều lượng cho phép, theo quy định của Bộ nông nghiệp. 

Nội tạng động vật hữu ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách

Nội tạng động vật hữu ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách 

Mặt tốt của nội tạng động vật: 

Nội tạng động vật giàu dinh dưỡng, trong đó chủ yếu có ba chất sau: 

+ Sắt Heme

Nội tạng động vật là nguồn cung cấp sắt heme tốt nhất. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, không chỉ có hàm lượng cao mà còn dễ hấp thụ. 

Người lớn khỏe mạnh có thể ăn gan động vật mỗi tuần một lần , lượng khoảng 50 gam. Phụ nữ có thai và cho con bú có thể ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt rất hiệu quả, nếu dung nạp sắt Heme thông qua việc ăn nội tạng.

+ Vitamin 

Các cơ quan nội tạng động vật là nơi tập trung các vitamin. Hàm lượng vitamin A trong gan động vật vượt xa sữa, trứng, cá và thịt, có thể giúp giảm các triệu chứng như khô mắt, giảm thị lực, cơ thể mệt mỏi

Ngoài ra, hàm lượng vitamin B và các nguyên tố vi lượng trong thận, lòng, mề của động vật (lòng lợn, mề gà, vịt) cao hơn hẳn so với thịt thông thường.

+ Chất đạm 

Hàm lượng protein của gan và dạ dày/mề của động vật tương đương với thịt nạc, do đó, là một nguồn protein chất lượng tương đối cao.

Thực tế, dinh dưỡng từ các cơ quan nội tạng của các loại động vật khác nhau là khác nhau. Môi trường sinh trưởng của động vật cũng ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của chúng. 

Các món ăn từ nội tạng động vật nhiều dinh dưỡng

Các món ăn từ nội tạng động vật nhiều dinh dưỡng 

Chỉ số dinh dưỡng của các loại nội tạng động vật: 

- Hàm lượng protein trong gan của ba loại động vật này là cao nhất, sau đó là tim, thận và dạ dày. Gan, phổi và thận rất giàu vitamin tan trong chất béo. Trong khi đó, các vitamin nhóm B ở gan, thận và tim cao hơn đáng kể so với thịt thông thường.

- Thịt gà, vịt, ngan: Hàm lượng protein trong mề cao nhất, sau đó là gan.

- Hàm lượng vitamin A: gan bò, gan cừu> tim gà.

- Hàm lượng sắt: gan vịt> gan lợn> gan gà. 

- Hàm lượng kẽm: Gan và mề rất giàu kẽm, gan lợn và gan bò có hàm lượng cao nhất.

- Hàm lượng cholesterol: Hàm lượng cholesterol trong gan động vật thường gấp 3-4 lần so với thịt nạc. Trong khi đó, cật có lượng cholesterol thấp hơn một chút, tim có lượng cholesterol gần như tương đương với thịt thông thường.

Nguyên tắc ăn nội tạng lành mạnh

- Mua nội tạng có chứng nhận kiểm dịch. Tuyệt đối không ăn nội tạng ôi thiu. 

- Sau khi mua thực phẩm về, bạn rửa thật sạch, chế biến đúng cách hoặc cấp đông ngay lập tức. 

- Nấu chín kỹ, thời gian chế biến lâu hơn, nhiệt độ cao hơn so với thịt thường. 

- Ăn điều độ. Không nên ăn nội tạng với tần suất dày. Bạn có thể ăn lượng thích hợp (50-100 gam) để thay thế lượng thịt động vật, một hoặc hai lần một tuần.

- Ăn kèm với rau, hoa quả giàu vitamin C và chất xơ như rong biển, cần tây, giá đỗ, hẹ - hành, bắp cải... giúp giảm hấp thu cholesterol.

- Trường hợp mắc bệnh tim mạch, túi mật, gan thận... nên hạn chế tối đa nội tạng động vật.  

Bữa sáng bất kể phở, cơm, bánh, hãy ăn kèm đồ này để đuổi mỡ nội tạng, tránh béo bụng
Nếu bạn nghĩ bữa sáng chỉ cần ăn qua loa, chọn thứ gì đó giúp no bụng thì hoàn toàn sai lầm. Nhất định nên chọn những thực phẩm có loại chất dinh...

Sống khỏe

Thùy Linh (Theo Aboluowang) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh