Trường hợp người đàn ông 58 tuổi bị ký sinh trùng ăn mòn thành ruột là một điển hình cho việc thích ăn sashimi, hải sản.
Tiền Chính Hoằng, bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa gan mật của Bệnh viện Đài Bắc kể về một trường hợp nhiễm ký sinh trùng. Một người đàn ông 58 tuổi bình thường rất thích ăn hải sản và sashimi. Trong khoảng thời gian ngắn, người đàn ông này lần lượt xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, một ngày đi vệ sinh nhiều nhất là 6 lần, ông cho rằng vì bản thân đã ăn thực phẩm không tươi nên mới dẫn đến viêm đường ruột.
Sau khi đến bệnh viện để nội soi kiểm tra, bác sĩ phát hiện thành ruột của bệnh nhân bị “hàng chục con ký sinh trùng” vừa xoắn vừa khoan, ngay cả niêm mạc xung quanh cũng xuất hiện chảy máu, nhìn rất đáng sợ.
Hình ảnh ký sinh trùng đang ăn mòn thành ruột của người đàn ông.
Bác sĩ Tiền Chính Hoắng nói: Sau khi phẫu thuật đã lấy hết số ký sinh trùng trong ruột của bệnh nhân, kết quả nghiên cứu chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng Anisakis, từ đó dẫn đến niêm mạc ruột bị loét, tổn thương lặp đi lặp lại, không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của đường ruột, thậm chí dẫn đến thiếu máu. Thói quen thích ăn hải sản và sashimi rất có thể là thủ phạm gây nên tình trạng nhiễm ký sinh trùng.
Bác sĩ Tiền Chính Hoằng cho hay, bệnh do Anisakis là một bệnh nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu hóa do người ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín có chứa ấu trùng giun Anisakis simplex. Trung gian truyền bệnh thường gặp là các loài cá, mực và giáp xác. Trong trung gian truyền bệnh ấu trùng phát triển nhưng không tới giai đoạn trưởng thành. Khi các loài động vật biển có vú như hải cẩu, sư tử biển, cá heo, cá voi... ăn cá, động vật giáp xác, ấu trùng phát triển thành những con giun trưởng thành.
Nhiễm ký sinh trùng Anisakis do ăn phải hải sản sống hoặc chưa nấu chín ký
Ở người, ấu trùng không thể hoàn thành sự phát triển của chúng và trở thành nguyên nhân gây nhiễm. Các triệu chứng của anisakis bao gồm đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn. Trong một số trường hợp, các kháng nguyên có trong Anisakis simplex có thể gây phản ứng dị ứng và quá mẫn.
Bác sĩ chỉ ra rằng bệnh nhân 58 tuổi ngoại trừ tiêu chảy và đầy hơi trong hơn một tháng thì không bị sốt, buồn nôn, nôn ói. Nó không giống như viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm. Bởi trứng không được phát hiện trong phân và nước tiểu, chỉ thông qua nội soi đường ruột mới phát hiện được kẻ “giết người”. Sau 2 tuần dùng thuốc, các triệu chứng được cải thiện, và sau ba tháng nội soi cho bệnh nhân, không phát hiện thấy ký sinh trùng.
Cách phòng tránh nhiễm ký sinh trùng
Để phòng bệnh cho người chủ yếu bằng truyền thông giáo dục sức khỏe, không ăn gỏi cá hoặc cá, mực chưa nấu chín.
Các loại hải sản cần phải được nấu chín để tránh nhiễm ký sinh trùng
Có thể dễ dàng ngăn ngừa ký sinh trùng bằng cách nấu cá đủ chín với nhiệt độ cao hơn 60°C hay đông lạnh. Các tổ chức sức khỏe khuyến cáo rằng tất cả loại động vật có vỏ như cua, sò, vẹm, tôm, trai và cá nên đông lạnh ở điều kiện -20°C trong vòng 48 giờ. Ướp muối và dùng nước ướp cá sẽ không giết chết ký sinh trùng.
Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và nhà sản xuất về sự tồn tại của ấu trùng ở cá là một chiến lược ngăn ngừa hiệu quả. Ấu trùng Anisakis có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng cách nấu chín thức ăn ở nhiệt độ trên 600 độ C hoặc đóng băng. FDA khuyến cáo rằng tất cả các loại cá và động vật có vỏ sống được sử dụng làm thức ăn thô là đông lạnh đông đến -350 độ C hoặc thấp hơn ở 15 giờ hoặc thường xuyên đông lạnh đến -200 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày.