Sống khỏe mạnh và dài lâu là mong muốn của bất cứ ai nhưng liệu nỗ lực thay đổi cách ăn uống, chăm tập luyện hơn... của chúng ta có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?
Con người có thể sống thọ tới mức nào?
Năm 1997, một phụ nữ Pháp tên Jeanne Calment qua đời sau 122 năm và 164 ngày sống. Bà trở thành người già nhất lịch sử. Một triệu phú đã treo giải 1 triệu đô la cho bất kỳ ai sống thọ hơn bà. Nhưng trong thực tế, sống được đến tuổi đó hoặc hơn nữa là một thử thách mà rất ít, thậm chí không ai làm được.
Cụ bà người Pháp Jeanne Calment thọ hơn 122 tuổi. (Ảnh minh họa)
Cơ thể con người không được tạo ra cho việc sống quá lâu. Cơ thể chúng ta hoạt động được khoảng 90 năm. Nhưng sự già đi có ý nghĩa thật sự thế nào và nó phản ứng ra sao với nỗ lực sống của cơ thể?
Lão hóa là gì?
Với một số người, lão hóa có nghĩa là lớn lên. Với những người khác, nó nghĩa là già đi. Tìm ra một định nghĩa khoa học chính xác cho sự lão hóa là một thử thách. Điều chúng ta có thể biết là sự lão hóa xảy ra khi những quá trình bên trong và những trao đổi với môi trường bên ngoài, như ánh sáng, chất độc trong không khí, nước, chế độ ăn uống, gây nên những thay đổi về mặt cấu trúc và chức năng của các phân tử và tế bào trong cơ thể. Những thay đổi đó sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng, và tiếp theo, là sự chết dần của cả cơ thể.
Điều gì ảnh hưởng tới quá trình lão hóa của chúng ta?
Chúng ta chưa hiểu chính xác cơ chế già đi của cơ thể. Nhưng gần đây, các nhà khoa học đã xác định 9 yếu tố sinh lý học, từ thay đổi về mặt di truyền đến thay đổi về khả năng tự tái tạo của tế bào, góp phần chủ đạo trong quá trình lão hóa.
Lão hóa là một quá trình không ai tránh được. (Ảnh minh họa)
Đầu tiên, qua thời gian, cơ thể chúng ta tích tụ những tổn thương về mặt di truyền qua những tổn thương trên DNA. Quá trình này xảy ra tự nhiên khi DNA tự nhân đôi, cũng như trong những tế bào không phân chia. Những bào quan như ti thể đặc biệt dễ bị tổn thương này.
Ti thể sản sinh ra adenosine triphosphate, viết tắt là ATP, nguồn năng lượng chính cho mọi quá trình trao đổi chất tế bào. Ti thể còn điều hòa nhiều hoạt động khác của tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc quy định tế bào chết. Nếu chức năng của ti thể suy giảm, thì tế bào và tiếp đến là cả cơ quan nội tạng đó sẽ dần suy kiệt.
Những thay đổi khác xảy ra qua quá trình biểu hiện gen, còn được biết đến là sự thay đổi trên di truyền, ảnh hưởng đến mô và tế bào của cơ thể. Những gen này lặn hoặc ít thể hiện ở trẻ sơ sinh, sẽ hoạt động mạnh hơn ở người lớn tuổi, dẫn đến sự phát triển của những bệnh thoái hóa tăng dần theo tuổi tác, như Alzheimer. Ngay cả khi ta có thể tránh tất cả những sự biến đổi di truyền nguy hiểm này, thì tế bào cũng không thể cứu được ta khỏi sự lão hóa. Sự thật là sự tái tạo tế bào, cái gốc của sự sống, sẽ suy giảm khi chúng ta già đi. DNA trong tế bào của chúng ta cuộn lại trong những nhiễm sắc thể - mỗi cái có hai vùng được bảo vệ ở đầu được gọi là telomere. Các đầu này ngắn lại mỗi khi tế bào nhân đôi. Khi telomere trở nên quá ngắn, tế bào sẽ ngừng nhân đôi và chết, làm chậm khả năng phục hồi của cơ thể.
Nhiều phụ nữ có thể níu giữ tuổi xuân, lão hóa chậm hơn người cùng tuổi. (Ảnh minh họa)
Theo tuổi tác, các tế bào cũng dần trở nên già đi - đây là quá trình làm ngưng vòng đời của tế bào khi gặp nguy hiểm, như khi các tế bào ung thư phát triển quá mức. Nhưng phản ứng này xảy ra nhiều hơn khi chúng ta già đi, làm ngăn sự phát triển của tế bào và giảm khả năng nhân đôi của chúng.
Sự lão hóa cũng ảnh hưởng đến những tế bào gốc nằm sâu trong các mô và có khả năng nhân đôi không giới hạn để thay thế cho các tế bào khác. Khi chúng ta già đi, số lượng tế bào gốc giảm và mất dần khả năng tái tạo, ảnh hưởng đến quá trình tạo lại mô và bảo trì những chức năng nguyên thủy của các cơ quan.
Khi ta già đi, tế bào cũng mất dần khả năng điều khiển protein, dẫn đến việc tích tụ những dưỡng chất bị tổn thương hoặc có nguy cơ gây độc, dẫn đến dư thừa những hoạt động chuyển hóa có thể gây nguy hiểm. Sự liên lạc giữa các tế bào cũng bị chậm lại, cuối cùng phá hủy hoàn toàn chức năng của cơ thể.
Có rất nhiều thứ chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về sự lão hóa. Cuối cùng thì liệu cuộc sống của chúng ta được kéo dài do chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, thuốc men, hay là thứ gì khác? Liệu những công nghệ trong tương lai như nanobot khắc phục tế bào, hay là điều trị gen, có giúp kéo dài cuộc sống? Và liệu chúng ta có thật sự muốn sống lâu hơn không? Bắt đầu với cảm hứng là mốc 122 năm, không có gì nói trước được trí tò mò sẽ đưa ta đến đâu.