Thời gian đi đại tiện tốt nhất trong ngày, bớt bệnh lại trẻ lâu

Ngày 27/05/2022 06:39 AM (GMT+7)

Với người trưởng thành, dù thuộc giới tính nào thì việc đều đặn “đi nặng” vào một trong hai thời điểm này trong ngày chứng tỏ các chức năng trong cơ thể đang hoạt động tốt và bạn có tiềm năng sống thọ. 

Bao lâu nên đại tiện một lần? Tại sao chúng ta thường đi “nặng” vào buổi sáng? Đây có lẽ là những câu bạn thường hỏi Google nhưng lại ngại đem ra bàn trong những câu chuyện hàng ngày. Thực ra, ăn, ngủ, đại tiện… là những nhu cầu thiết yếu của mỗi người và có liên quan mật thiết tới tình trạng sức khỏe. 

 “Thời điểm vàng” đi đại tiện cho sức khỏe

Theo các chuyên gia, những người thường xuyên đi vệ sinh nặng mỗi ngày một lần, vào một khoảng thời gian nhất định trong buổi sáng, thường khỏe mạnh và sống thọ hơn. 

Khi nói tới việc đại tiện, tần suất đi chứ không phải kết cấu phân, lại quan trọng hơn những thứ khác. (Điều này chỉ áp dụng với người lớn chứ không phải với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). 

Thời điểm đi vệ sinh cũng thể hiện một phần sức khỏe của bạn. (Ảnh minh họa)

Thời điểm đi vệ sinh cũng thể hiện một phần sức khỏe của bạn. (Ảnh minh họa)

“Vào buổi sáng, khi vừa thức dậy, đồng hồ báo thức bên trong cơ thể chúng ta sẽ vang lên tại ruột kết. Ruột kết bắt đầu co bóp mạnh hơn gấp tới 3 lần trong những giờ đầu tiên chúng ta vừa thức dậy so với khi chúng ta đang ngủ”, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Mỹ Sarina Pasricha cho biết. 

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, đi đại tiện vào thời điểm này trong ngày không chỉ giúp ích cho sức khỏe của bạn mà còn tránh được một số bệnh. Sau một đêm, quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày sẽ tạo ra một lượng lớn phân và tích tụ lại trong ruột. Việc đại tiện vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp bài tiết chất bẩn ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp làm giảm sự kích thích bất lợi của đường ruột do chất độc trong phân gây ra.

Sau khi “đi nặng”, bụng nhẹ nhõm hơn, bạn ăn sáng với cái bụng đói, nhờ thế giúp dạ dày hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn tốt hơn.

Làm thế nào để thải sạch ruột mỗi sáng? 

Những gì xảy ra trong giấc ngủ của bạn là lý do quan trọng khiến cơ thể thường sẵn sàng tống chất thải ra ngoài vào buổi sáng. Khi bạn ngủ, ruột non và ruột kết hoạt động để xử lý tất cả thức ăn còn sót lại trong ngày. Sau khi thức dậy, thường mất khoảng 30 phút để chúng ta bắt đầu muốn “đi nặng”. Các thói quen buổi sáng như vươn vai, uống nước… đều giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kích hoạt việc đại tiện. Khoảng 30% mọi người có nhu cầu tống bỏ chất thải sau khi uống một cốc nước ấm đầu buổi sáng. 

Chế độ ăn uống ảnh hưởng tới lịch đại tiện của bạn. (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống ảnh hưởng tới lịch đại tiện của bạn. (Ảnh minh họa)

Theo chuyên gia Pasricha, uống cà phê vào sáng sớm có tác dụng hiệp lực với nhu động ruột để đi đại tiện có lợi cho sức khỏe. Một mẹo hiệu quả khác là uống một cốc nước muối ấm (chỉ cho xíu muối, có thể thêm chút chanh để mùi vị hấp dẫn hơn). Mặc dù đây không phải cách “thải độc” cho cơ thể như một số người khẳng định, việc này chắc chắn giúp bạn dễ tống các chất cặn bã ra khỏi cơ thể hơn. 

Bao lâu đi đại tiện một lần là tốt nhất? 

Nếu bạn không “đi nặng” mỗi sáng, đừng lo lắng. Không phải ai cũng cần có lịch đều đặn như vậy và không có số lần đại tiện lý tưởng trong một ngày cho tất cả mọi người. Các chuyên gia đều thống nhất rằng, “đi nặng” từ 3 lần một tuần tới ba lần một ngày đều là bình thường. 

Thực tế, tần suất đi vệ sinh nặng không quan trọng bằng tính đều đặn, nhất quán. Hãy chú ý tới những thay đổi bất thường về tần suất nhưng cần biết rằng sự xáo trộn xảy ra trong những ngày “đèn đỏ” hay khi bạn đi du lịch là hoàn toàn bình thường. (Ước tính khoảng 40% số người bị táo bón trong lúc đi nghỉ xa). 

Khi thấy bất thường liên tục về tần suất đại tiện hay đặc điểm của chất thải, bạn nên tư vấn bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Khi thấy bất thường liên tục về tần suất đại tiện hay đặc điểm của chất thải, bạn nên tư vấn bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Việc thỉnh thoảng bị tiêu chảy vào buổi sáng cũng không có gì đáng lo nhưng nếu việc đó xảy ra hàng ngày, bạn nên đi khám bởi nó có thể là dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích. Ngay cả khi việc này không phải là do vấn đề nghiêm trọng gì, thì việc bắt đầu một ngày mới với cảnh “bị tào tháo đuổi” cũng không vui vẻ gì. 

Chúng ta có thể làm gì để “đi nặng” đều đặn và lành mạnh vào buổi sáng? Chế độ ăn uống và luyện tập thể dục là yếu tố quan trọng nhất. Ngủ đủ giấc, đúng giờ cũng đóng vai trò quan trọng trong lịch đi vệ sinh. “Rối loạn giấc ngủ làm thay đổi nhu động ruột tự nhiên. Mọi người có thể đi tiêu không đều. Giấc ngủ sâu không bị gián đoạn rất quan trọng trong việc duy trì việc đi đại tiện tốt cho sức khỏe”, chuyên gia Pasricha phân tích. 

Cuối cùng, việc đi tiêu vào buổi sáng không phải yếu tố quá quan trọng với sức khỏe của một người. Nhưng rõ ràng đó là một cách tốt để đảm bảo bạn tống bỏ chất thải đều đặn, giúp cơ thể thoải mái và vận hành tốt hơn. “Một số người không“đi nặng” sau khi thức dậy không có nghĩa rằng họ có vấn đề sức khỏe. Việc đó là hoàn toàn bình thường, miễn là bạn đi vệ sinh đều đặn”, chuyên gia về tiêu hóa nói thêm.  

Đại tiện bao nhiêu lần một ngày là bình thường? 

Tần suất đi tiêu là một chỉ dấu sức khỏe quan trọng. Thói quen đại tiện tốt cho sức khỏe hằng ngày nên bao gồm: 

“Đi nặng” khoảng một lần mỗi ngày. Nếu đi nhiều lần, hơn 2 lần một ngày, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. (Ba lần một tuần tới ba lần một ngày được coi là mức bình thường). 

Đi vệ sinh khoảng 30 phút sau khi thức dậy là bình thường (và nếu bạn không như vậy thì cũng không có gì cần quá lo). 

Cà phê hay một cốc nước muối ấm nhạt có thể giúp bạn dễ tống chất thải vào buổi sáng hơn.

Hàng triệu người Việt vệ sinh sai cách sau khi đại tiện, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật
Lâu nay nhiều người thường hay vệ sinh bằng cách dùng giấy sau khi đi đại tiện, bác sĩ cho rằng cách này dù tiện nhưng không phải là an toàn.

Bệnh trĩ

Theo Yên Minh (Dịch từ Fatherly, Clevelandclinic)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe