Đôi khi trong nhà không tránh khỏi việc bị chuột, gián tấn công nên các gia đình phải tìm cách đặt bẫy tiêu diệt. Tuy nhiên người lớn đặc biệt phải lưu ý khi dùng các loại bẫy là chất độc vì có thể vô tình gây hại cho chính người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Vào tối ngày 8/8, cậu bé hơn 1 tuổi tên là Vân Vân, khi đang chơi trong nhà vô tình ăn phải thuốc diệt chuột, ông của Vân Vân đã phát hiện kịp thời và lấy hết chất độc trong miệng của cháu trai ra, dùng nước rửa sạch miệng đứa trẻ.
Nhìn thấy cháu không có biểu hiện gì bất thường, ông nội cho rằng cháu không có vấn đề gì. Tuy nhiên, sau 2 tiếng đồng hồ, Vân Vân bắt đầu nôn ói, co giật sau đó rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Lúc này, gia đình mới đưa Vân Vân vào bệnh viện.
Trì hoãn việc đưa trẻ đến viện cấp cứu sau khi uống nhầm thuốc độc của ông nội đã khiến Vân Vân bị tổn thương não (Ảnh minh họa)
Sau khi vào bệnh viện rửa ruột, tình trạng bệnh của vân Vân cũng không có mấy cải thiện, sau đó cậu bé phải chuyển đến cấp cứu tại PICU của Trung tâm Y tế Phụ nữ và trẻ em thành phố Quảng Châu.
Khi đưa Vân Vân đến PICU đã là gần 1 giờ sáng, lúc đó cách thời gian cậu bé ăn nhầm thuốc độc là 8 tiếng. Trường hợp không phát hiện được chính xác chất độc trong cơ thể đứa trẻ, các bác sĩ trong PICU đã lập tức đề ra phương án điều trị tương quan.
Cha mẹ của Vân Vân đã miêu tả, trên vỏ gói thuốc chuột mà cậu bé đã uống nhầm có viết "Bromadiolone". Tuy nhiên, bác sĩ trong quá trình điều trị phát hiện ra mâu thuẫn: tác dụng của Bromadiolone là phá hủy chức năng đông máu của chuột, nhưng biểu hiện lâm sàng của Vân Vân, chức năng đông máu của cậu bé vẫn bình thường. Đến khi có kết quả xét nghiệm máu từ cơ sở chuyên môn, bác sĩ mới phát hiện, độc tố trong cơ thể Vân Vân là axit fluoroacetic, co giật và hôn mê là những triệu chứng thần kinh do nó gây ra.
Chỉ cần thấy trẻ có uống nhầm thuốc chất độc thì phải đưa đến viện kịp thời
Bác sĩ Trần Quyên nói: “May mắn, độc tố này có thuốc giải. Chúng tôi lập tức liên hệ với nhà thuốc để lấy thuốc giải, sau vài tiếng thuốc đã có tác dụng”. Mặc dù xét nghiệm máu thể hiện chất độc trong cơ thể của Vân Vân đã được khử độc, chức năng của các cơ quan trọng yếu như tim, gan, thận cũng được khôi phục bình thường, tuy nhiên sau khi bị trúng độc, gia đình đã không đưa Vân Vân đến bệnh viện lập tức, đồng thời việc xác định chính xác thành phần thuốc độc và thời gian tìm phương pháp cứu chữa hiệu quả, đã khiến thuốc độc gây tổn hại nhất định đến não của Vân Vân.
Bác sĩ Đào Kiến Bình, giám đốc Trung tâm Y tế Phụ nữ và Trẻ em thành phố Quảng Châu cho biết, ngộ độc axit fluoroacetic xảy ra vào cuối những năm 1990, nhưng hiện nay nó bị nhà nước cấm sử dụng, vì vậy các trường hợp lâm sàng không phổ biến.
Ba bài học kinh nghiệm cần được ghi nhớ
Đặt các sản phẩm độc hại tránh xa tầm nhìn hoặc tầm với của trẻ
Các sản phẩm độc hại và nguy hiểm cần để xa tầm tay của trẻ
Qua 2 trường hợp trên, bác sĩ cảnh báo người lớn, các sản phẩm độc hại và nguy hiểm trong gia đình không được đặt ở nơi dễ thấy, dẫn đến đứa trẻ vô tình ăn phải nó như thức ăn, điều này rất nguy hiểm đến tính mạng. Thuốc diệt cỏ, thuốc chuột, chất tẩy rửa, thuốc khử trùng, mỹ phẩm, các loại thuốc,… phải được đặt ở những nơi mà trẻ không nhìn thấy hoặc không thể chạm vào, chẳng hạn như tủ khóa, ngăn kéo khóa.
Chỉ cần phát hiện trẻ uống nhầm thuốc độc phải lập tức đến viện
Khi phát hiện trẻ ăn nhầm phải thuốc độc, bất luận là số lượng nhiều hay ít, có hay không có triệu chứng, đều phải nhanh chóng loại bỏ chất độc cần sớm càng tốt, ví dụ như rửa sạch miệng ở trẻ, để làm giảm sự hấp thu chất độc qua đường tiêu hóa và nhanh chóng đưa trẻ vào bệnh viện điều trị.
Số thuốc còn thừa cũng phải đem đến viện để bác sĩ chuẩn đoán được chính xác bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp
Các chất độc còn lại được đưa đến bệnh viện
Khi cha mẹ đưa trẻ bị nhiễm độc đến bệnh viện, cần chú ý đóng gói tất cả lượng chất độc còn lại và mang theo vào bệnh viện. Để bác sĩ biết chính xác loại chất độc đã gây hại cho trẻ, điều này giúp bác sĩ phát hiện kịp thời và có kế hoạch điều trị chính xác.