Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên nếu chúng ta không biết xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, và trường hợp cậu bé 5 tuổi tử vong vì ngộ độc là một minh chứng.
Cậu bé 5 tuổi tử vong vì ngộ độc thực phẩm
Vài ngày trước, cậu bé Tiểu Văn. 5 tuổi đến từ tỉnh An Huy (Trung Quốc), vào buổi trưa bà nội làm một đĩa mộc nhĩ xào trứng cho Tiểu Văn ăn, nhưng cậu ăn không hết. Vì nghĩ đây là món đứa cháu thích nên bà để dành phần cháu vào buổi tối ăn tiếp.
Đĩa mộc nhĩ xào trứng là thủ phạm gây nên ngộ độc cho Tiểu Văn. (Ảnh minh họa)
Kết quả là vào lúc 9 giờ tối cùng ngày, đứa trẻ bị đau bụng, người nhà đã đưa cậu bé đến truyền dịch tại một phòng khám nhỏ gần nhà, kết quả không những không giải quyết được tình trạng đau bụng, mà Tiểu Văn còn bắt đầu nôn mửa. Lúc này, gia đình mới chuyển cậu bé đến bệnh viện lớn để rửa ruột, nhưng sau một loạt các cuộc giải cứu, vẫn không thể cứu sống được đứa trẻ.
Điều đáng tiếc nhất là, đứa trẻ sau khi bị ngộ độc thực phẩm, người lớn lại đem đứa trẻ đến phòng khám để truyền dịch, mà không đưa trực tiếp trẻ đến bệnh viện rửa ruột, làm mất đi thời gian quan trọng nhất để được giải cứu đứa trẻ thoát khỏi nguy hiểm.
Nếu Tiểu Văn được đưa đến bệnh viện để rửa ruột kịp thời thì đã giữ được tính mạng
Chúng ta thường nói rằng “không biết thường không có tội”, nhưng trong sự việc lần này, sự thiếu hiểu biết chính là tội lỗi lớn nhất. Rất nhiều bi kịch xảy ra đều là do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ gây nên, đã khiến những đứa trẻ phải chịu đựng hậu quả đau đớn nhất. Sự việc này đã khiến cho bố mẹ của Tiểu Văn hối hận vô cùng.
Mỗi năm số người bị ngộ độc thực phẩm phải đến viện cấp cứu khoảng 20.000-30000 người, tỉ lệ cao như vậy nhưng hầu như mọi người không chú ý đến. Mùa hè là thời kỳ dễ bị ngộ độc thực phẩm nhất. Thời tiết mùa hè nóng nực, việc bảo quản thực phẩm dễ xuất hiện các vấn đề, vi khuẩn dễ sinh sản và cơ hội gây ngộ độc thực phẩm cao.
Cậu bé ra đi trong sự ân hận của người lớn
Ngộ độc thực phẩm có thể chỉ đơn giản là viêm ruột cấp tính, nôn mửa và tiêu chảy, sốt, ớn lạnh và nghiêm trọng hơn là nhiễm khuẩn, gây các bệnh nguy hiểm, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm là: Salmonella, E. Coli, Toxoplasma, Listeria, Staphylococcus và norovirus. Hầu hết ngộ độc thực phẩm ở trẻ em, đại đa số là do những thực phẩm quen thuộc chúng ta ăn hàng ngày.
Các thực phẩm có thể gây ngộ độc
Để ngăn chặn ngộ độc thực phẩm, trước tiên chúng ta phải biết trong cuộc sống hàng ngày, những loại thực phẩm nào có nhiều khả năng gây ngộ độc nhất.
Rau mầm
Rau mầm chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy trẻ em tránh ăn sống những loại rau này
Các loại rau mầm bao gồm giá đỗ xanh, rau mầm cỏ linh lăng… Đó là những loại rau tốt cho sức khỏe, rất nhiều người thích ăn đặc biệt là loại rau mầm cỏ linh lăng. Tuy nhiên, để hạt mầm nảy cần có môi trường nóng ấm, nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
Vi khuẩn phổ biến trên rau mầm là: Salmonella, Escherichia coli và Listeria. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch thấp nên tránh ăn bất kỳ loại mầm sống nào để tránh nhiễm bệnh.
Không có trái cây sạch
Ngộc độc dưa hấu cũng một phần không rửa vỏ qua dưa, nên dễ bị nhiễm khuẩn.
Chúng ta đều biết rằng trái cây là một thực phẩm rất bổ dưỡng và một loại thực phẩm mà cơ thể phải tiêu thụ mỗi ngày. Nhưng vỏ của nhiều loại trái cây thường là nơi ẩn ấp của Salmonella, Escherichia coli, Listeria, và các vi khuẩn khác.
Vì vậy, trước khi ăn bất kỳ loại trái cây nào, hãy chắc chắn phải rửa sạch hoặc là bóc vỏ. Có một loại trái cây thường bị mọi người bổ trực tiếp mà không cần rửa như: dưa hấu, dưa ha-mi.
Đặc biệt là dưa hấu, lớp biểu bì dưa hấu dễ bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes, và hầu hết mọi người thường không rửa qua vỏ dưa, dùng dao cắt trực tiếp vào quả dưa, vi khuẩn Listeria monocytogenes đi trực tiếp vào thịt dưa. Do vậy, nhiều người bị ngộ độc hay bị tiêu chảy khi ăn dưa hấu đơn giản là bị nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes.
Trứng chưa chín
Trứng chứa nhiều dinh dưỡng nhưng chúng cần phải được nấu chín
Trứng là thức ăn bổ dưỡng mà trẻ em phải tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn không nấu trứng chín hoàn toàn, chúng sẽ thường gây ra các mức ngộ độc thực phẩm khác nhau. Bởi vì trên bề mặt vỏ trứng hoặc trong vỏ trứng, chúng thường chứa một lượng lớn Salmonella. Vì vậy, trứng nhất định phải được nấu chín, tay sau khi đập trứng nên dùng xà bông rửa tay thật sạch để tránh nhiễm khuẩn Salmonella ở những nơi khác.
Thức ăn để qua đêm
Hạn chế để thức ăn qua đêm tránh ngộ độc
Thức ăn để qua đêm rất dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, vào mùa hè, thời tiết nóng, sau khoảng 4 giờ ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ bắt đầu nhân lên, khiến cho tổng số vi khuẩn trong thức ăn vượt quá tiêu chuẩn, gây ra ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, nitrate trong thứ ăn dư thừa sẽ thay đổi thành nitrit sau một khoảng thời gian và hàm lượng sẽ không ngừng tăng dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Nhiều người nghĩ rằng, bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sẽ không có vấn đề gì. Điều này hoàn toàn sai, nhiệt độ bên trong tủ lạnh chỉ có thể ức chế sự gia tăng của vi sinh vật và không thể loại bỏ chúng. Vì vậy, thức ăn tốt nhất là giới hạn trong 4 giờ.
Sản phẩm thịt chế biến
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia và thường nhiễm khuẩn ở khâu sản xuất
Các sản phẩm thịt chế biến bao gồm: thịt xông khói, giăm bông, xúc xích,… cũng thường gây ngộ độc thực phẩm. Bởi trong quá trình chế biến thịt, thịt thường lây nhiễm vi khuẩn Listeria và Staphylococcus aureus. Ô nhiễm thường xảy ra trong quá trình làm sạch và xử lý thịt sống (17%), máy cắt thịt không được làm sạch, khử trùng, và quá trình đóng gói (83%).
Tổ chức Bảo vệ Người tiêu dùng Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả các sản phẩm thịt chế biến dễ dẫn đến bị ngộ độc thực phẩm, bởi vì có quá nhiều chất phụ gia, trên thực tế, nó không thích hợp cho trẻ ăn. Bottom of Form
Cá và hải sản vỏ
Hải sản có vỏ rất tốt cho sức khỏe, nhưng cũng phải chú ý nấu kỹ để tránh ngộ độc
Cá không được bảo quản đúng cách trong môi trường làm lạnh tốt có thể dễ dàng tạo ra một chất độc gọi là histamine. Các triệu chứng bị ngộ độc cụ thể là: buồn nôn, thở hổn hển, sưng mặt hoặc lưỡi.
Đối với hải sản vỏ, chẳng hạn như: hàu, sò điệp, hến,… ngộ độc thực phẩm cũng rất có thể xảy ra. Bởi vì thức ăn có vỏ hải sản là tảo, thường sinh ra rất nhiều độc tố. Do vậy, ăn hải sản cũng chính là đang ăn các độc tố.
Tuy nhiên, hải sản vỏ là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời cho trẻ em, và điều quan trọng là phải lựa chọn cẩn thận nguồn hải sản, miễn là chúng được nấu chín hoàn toàn, chúng có thể tiêu diệt độc tố gây ngộ độc thực phẩm. Chắc chắn khi nấu vỏ của hải sản phải được mở. Đối với động vật có vỏ không mở vỏ, chúng phải được loại bỏ trực tiếp.
Biện pháp phòng ngừa chung
- Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn,
- Thực phẩm sống, thực phẩm nấu chín, rau và hoa quả được xử lý riêng;
- Sau khi chạm vào thịt và trứng sống, hãy rửa tay bằng xà phòng ngay lập tức;
- Trái cây và rau quả phải được làm sạch trước khi bắt đầu sử dụng;
- Thức ăn phải được bảo quản trong môi trường dưới 7 độ C;
- Tất cả các thực phẩm phải được nấu chín.