Vào ngày 22/1, tại phòng cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Hải Ninh tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã xảy ra một cảnh tượng đau lòng. Một bé gái 2 tuổi tim ngừng đập, bác sĩ đã sử dụng tất cả các phương pháp cứu chữa, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được đứa trẻ.
Bác sĩ Lữ Lan trưởng Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân Hải Ninh nói: "Nhịp tim của đứa trẻ đập rất nhanh, khoảng 180 nhịp/phút, bị sốc và huyết áp giảm 70/30mmHg, đồng tử giãn, toàn thân không có phản ứng”.
Bác sĩ tham gia cấp cứu ngay lập tức cho đứa trẻ đặt ống nội khí quản, thở bình oxy, và kết hợp các phương pháp điều trị, nhưng không lâu sau, tim của đứa trẻ đã ngừng đập. Mặc dù bác sĩ đã nhanh chóng ấn tim ngoài lồng ngực, tuy nhiên vẫn không thể cứu sống được đứa trẻ.
Mặc dù các bác sĩ đã cấp cứu nhưng đứa trẻ vẫn không qua khỏi.
Bác sĩ Lữ Lan nói, đứa trẻ mới hơn 2 tuổi, mẹ của cô bé khóc không ngừng, tất cả các bác sĩ đều rất đau lòng trước sự ra đi của cô bé.
Rốt cuộc cô bé đã bị bệnh gì?
Bác sĩ Lữ Lan cho biết: “Bệnh tình của đứa trẻ phát triển rất nhanh, xem xét cô bé bị viêm cơ tim do virus, bệnh này rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong là 90%. Nguyên nhân gây ra căn bệnh, rất có thể là bệnh cảm cúm hiện đang ở thời kỳ khởi phát rất cao. Sau khi bị cảm cúm, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, có thể khiến virus thông qua máu và xâm phạm đến tim, virus sẽ làm tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm sức co bóp cơ tim, rối loạn nhịp tim dẫn đến trụy mạch."
Trước đó vài ngày trẻ sẽ liên tục sốt và có các triệu chứng của cảm cúm. Nếu cảm cúm nhẹ chỉ cần qua vài ngày sẽ khỏi. Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ không thể biểu đạt được, nên khi bệnh tình phát triển nặng, đến bệnh viện cũng không kịp”.
Bé gái bị viêm cơ tim do virus.
Bác sĩ Lữu Lan nói thêm, ở trẻ nhỏ viêm cơ tim do virus, bệnh khởi phát cấp tính và phát triển nhanh, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp như coxsackie nhóm B gây cúm nhẹ, virus adeno gây bệnh cảm hay virus gây bệnh ban đỏ do nhiễm khuẩn cấp (parvovirus B19) , đặc biệt là trong mùa cúm bệnh càng dễ tái phát. Viêm cơ tim xảy ra trong vài giờ hoặc 1 đến 2 ngày, sẽ xuất hiện suy tim cấp tính, hoặc sốc tim. Trong một số trường hợp dù được phát hiện sớm nhưng người bệnh vẫn có thể tử vong trong vòng 24-48 giờ.
Nhóm người khi bị cảm cúm phải được điều trị càng sớm càng tốt
Những người sau đây, một khi đã bị nhiễm vi-rút cúm, có xu hướng phát triển thành các trường hợp nghiêm trọng:
- Trẻ em <5 tuổi (trẻ <2 tuổi có nhiều khả năng bị biến chứng nghiêm trọng);
- Người già ≥65 tuổi;
- Người béo phì (BMI) lớn hơn 30, BMI = cân nặng (kg) / chiều cao (m) 2;
- Phụ nữ có thai và cho con bú;
- Bệnh nhân mắc các bệnh hoặc tình trạng sau: bệnh hô hấp mãn tính, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh gan, bệnh liên quan đến hệ thống máu, hệ thần kinh, bệnh chuyển hóa và nội tiết, ức chế chức năng miễn dịch.
Những biểu hiện khi bị cảm cúm cần đặc biệt lưu ý
- Sốt cao kéo dài trên 3 ngày, thuốc hạ sốt không có tác dụng, kèm theo ho nặng, ứ máu hoặc đau ngực.
- Nhịp thở nhanh, khó thở, môi tím tái.
- Thay đổi trong ý thức: phản ứng chậm, thờ ơ, bồn chồn, co giật,…
- Nôn mửa nghiêm trọng, tiêu chảy, mất nước.
- Kết hợp với viêm phổi.
Các chuyên gia y tế tin rằng điều trị bằng thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ kể từ khi bệnh khởi phát có thể làm giảm các biến chứng của bệnh cúm, giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhập viện và rút ngắn thời gian nằm viện.
Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không chủ quan với các bệnh cảm cúm thông thường, cần theo dõi điều trị những bệnh nhiễm trùng, bội nhiễm. Khi có dấu hiệu bất thường như sốt, đau tức ngực hoặc khó thở thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời, không nên tự ý uống thuốc điều trị.
Cho trẻ đi tiêm phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân là biện pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm tốt nhất
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cảm cúm. Điều này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị mắc bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng.
Phát triển thói quen vệ sinh cá nhân tốt. Luôn rửa tay bằng nước sạch, đặc biệt là trước khi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt. Rủa sạch tay sau khi chạm vào các thiết bị công cộng như nút thang máy, tay vịn hoặc tay nắm cửa.
Giữ lưu thông không khí trong nhà và tránh đến những nơi công cộng có nhiều người hoặc nơi lưu thông không khí kém. Khi ra ngoài, cần phải đeo khẩu trang đúng cách. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc, không hút thuốc và uống rượu bia.