Thật sai lầm khi nghĩ rằng bệnh gan nhiễm mỡ chỉ xảy ra ở người lớn, trẻ em cũng có thể mắc bệnh này, ngày càng nhiều hơn và sớm hơn, nó là nguyên nhân dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Cô bé 4 tuổi bị gan nhiễm mỡ vì thường xuyên uống nước có ga
Bé gái Tiểu Đan, năm nay 4 tuổi là một bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nhỏ tuổi nhất mà giáo sư Thi Quân Bình ở Bệnh viện số 6 Hàng Châu đã tiếp nhận. Thời gian cô bé nhập viện điều trị, ngoài việc thích nhảy múa cho các nhân viên y tế trong viện xem, thì giáo sư Thi còn ấn tượng với cô bé chính là đứa trẻ này đặc biệt thích uống nước ngọt.
Ảnh minh họa
Giáo sư Thi nói: “Vóc dáng của đứa trẻ bình thường, không bị di truyền từ gia đình, lúc đầu không ai nghĩ đến cô bé bị gan nhiễm mỡ, cuối cùng sau khi loại bỏ tất cả các khả năng thì phát hiện Tiểu Đan bị gan nhiễm mỡ”.
Theo cha mẹ của Tiểu Đan giải thích, cô bé từ lúc hơn 1 tuổi đã thích uống nước ngọt có ga, bình thường khi nào khát Tiểu Đan căn bản không uống nước, chỉ muốn uống đồ uống có ga. Muốn đứa trẻ uống nhiều nước, vì nghĩ nước ngọt cũng có thể thay thế nước trắng, nên cha mẹ Tiểu Đan cũng không ngăn cản cô bé uống. Giáo sư Thi Quân Bình cho rằng, Tiểu Đan thường xuyên uống nước ngọt có ga chính là nguyên nhân dẫn đến bị gan nhiễm mỡ.
Đồ uống có gas, đường có thể làm cho các giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ phát triển nhanh hơn. Gan có nhiệm vụ chuyển đổi các fructose trong đường thành glycogen và chất béo. Bởi khả năng chuyển đổi thành glycogen của cơ thể rất hạn chế nên chủ yếu là chuyển thành chất béo. Trong khi một số chất béo được chuyển vào cơ thể thì một lượng khác vẫn còn lại trong gan.Theo thời gian, lượng chất béo trong gan ngày càng tăng và sau đó làm cho gan rơi vào tình trạng bệnh mà chúng ta vẫn quen gọi là "gan nhiễm mỡ".
Ảnh minh họa
Giáo sư Thi cũng cho biết hầu hết các trường gợp gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng điển hình nên phát hiện muộn, nhất là ở trẻ nhỏ. Đa phần được phát hiện mắc gan nhiễm mỡ qua siêu âm khi kiểm tra sức khỏe.
Ở mức độ nhẹ, trẻ dường như không cảm nhận được sự thay đổi gì đang diễn ra trong cơ thể mình. Trẻ có thể bị đau sườn phải nhưng dấu hiệu này hay bị bỏ qua do trẻ mải chơi và còn ít hiểu biết về bệnh.
Ở mức độ nặng, trẻ có một số triệu chứng mệt mỏi, ăn không ngon, sưng bụng, buồn nôn hoặc ói mửa, giảm hoặc khó tăng cân… Trẻ cũng gặp phải những cơn đau bụng quằn quại, gan có dấu hiệu bị phù.
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ có tỷ lệ tử vong gấp 16 lần so với người khỏe mạnh
Ở các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ, gan nhiễm mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan Tại Hoa Kỳ, 56% đến 57% bệnh nhân ung thư gan là do gan nhiễm mỡ.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, gan nhiễm mỡ do thừa cân và béo phì có thể không chỉ gây ra bệnh tiểu đường, mà còn gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não liên quan đến xơ vữa động mạch và tương tự, và thậm chí tăng tỷ lệ mắc các khối u ngoài da.
Theo Giáo sư Thi, vào tháng 5 năm 2017, sáu bệnh viện của thành phố Hàng Châu đã kết thúc một cuộc điều tra dài hạn, 383 bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ được theo dõi trong 8.3 năm, kết quả cho thấy 6% bệnh nhân tử vong và tỉ lệ tử vong cao gấp 16 lần người bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tử vong là khối u ác tính đầu tiên, tiếp theo là bệnh tim mạch và mạch máu não, và thứ ba là bệnh gan.
Tránh khỏi bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách nào?
Hiện tại, bệnh gan nhiễm mỡ cẫn chưa có thuốc đặc trị, trước hết cần loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh như béo phì, mỡ máu cáo… Do đó, cha mẹ cần phải cải thiện chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để phòng ngừa béo phì.
Ảnh minh họa
Trẻ phải có chế độ ăn uống khoa học như: ăn ít chất béo, hoặc giàu cholesterol và triglycerid (phủ tạng, lòng đỏ trứng, thịt đỏ), da (gà, vịt, ngỗng, ngan), thực phẩm có nhiều chất bột đường, nước ngọt… Cần tăng cường ăn cá, các loại thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu như tỏi ta, giá đỗ, cà chua chín và ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính…
Cha mẹ cần tạo thói quen tập thể dục cho trẻ, cha mẹ cũng có thể cùng con tham gia các trò chơi, hoạt động thể chất, vừa giúp trẻ khỏe mạnh vừa giúp gắn kết tình thương yêu giữa các thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó cha mẹ cần lưu ý cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ. Để biết có mắc bệnh hay không và mức độ tổn thương gan thế nào, các xét nghiệm có thể được thực hiện như xét nghiệm máu, men gan AST, ALT cùng một số xét nghiệm khác như siêu âm gan để xác định các bất thường khác ở gan.