Bé trai sơ sinh tại Hải Phòng bị đặt vào túi nilon và bỏ rơi bên đường, may mắn được cứu sống

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 05/01/2023 08:27 AM (GMT+7)

Khi đi bộ từ chỗ làm về nhà, anh Long nghe tiếng khóc khe khẽ rồi phát hiện một túi nilon màu đen bên đường. Trong đó, một bé trai sơ sinh chỉ quấn mỗi chiếc khăn mặt trên đầu đang cựa quậy. Em bé đã được đưa vào Bệnh viện phụ sản Hải Phòng. 

Ngày 5/1, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho biết, trẻ được đưa vào viện đếm 3/1 trong tình trạng toàn thân tím tái, da lạnh, thân nhiệt hạ thấp, hơi thở yếu ớt.  Các bác sĩ, điều dưỡng khoa Khám bệnh lập tức ủ ấm, chuyển trẻ lên khoa Sơ sinh để hồi sức nhi. Sau 30 phút được hồi sức tích cực trong lồng ấp, thở ôxy, trẻ đã hồng hào trở lại. 

Theo thông tin từ bệnh viện, cháu bé được anh Trần Hoàng Long (Ngô Quyền, Hải Phòng) và 3 người dân khác tìm thấy. Được đặt trong túi nilon màu đen, bé trai bị sứt môi hở hàm ếch, dây rốn đã được cắt. Trong túi còn có bánh rau.

Bé sơ sinh đã ổn định sức khỏe, đang được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Ảnh: BVCC.

Bé sơ sinh đã ổn định sức khỏe, đang được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Ảnh: BVCC.

Khi trao bé cho bệnh viện, anh Hoàng Long cho biết: Tầm hơn 22h đêm 3/1, anh đi bộ từ chỗ làm về nhà, đến đoạn đường ven hồ Phương Lưu (Hải An, Hải Phòng) thì nghe tiếng trẻ khóc khe khẽ. Ngạc nhiên và có phần hơi sợ vì đây là đoạn đường vắng, tối, lại nằm giữa hai nghĩa địa, anh Long đã định bỏ đi nhưng linh tính mách bảo, anh bình tâm lại, lắng nghe kỹ và quan sát xung quanh thì phát hiện một túi nilon đen nằm cạnh đường có sự cựa quậy. Tiến đến mở túi nilon ra, anh thấy trong túi là một trẻ sơ sinh, trên đầu được quấn một chiếc khăn mặt, toàn thân không mặc gì. Trẻ có cử động và khóc khe khẽ.

Trong lúc hoang mang và chưa biết xử trí ra sao, anh thấy có xe máy đi tới nên chặn lại và nhờ 3 người trên xe cùng đưa bé sơ sinh đến cơ sở y tế. Rất may, khi đến Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, trẻ vẫn còn sống, dù đã tím tái, hạ thân nhiệt…

Sáng 04/01/2023, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã báo lên cơ quan chức năng để thực hiện các thủ tục theo quy định.

Hiện tại, sức khỏe bé ổn định, được chăm sóc, nuôi dưỡng tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.

H.P

Biến thể phụ XBB của Omicron mới được phát hiện tại TP HCM có nguy hiểm?

Sáng 5-1, liên quan đến thông tin tại TP HCM xuất hiện biến thể phụ XBB của Omicron, PGS-TS Đỗ Văn Dũng – Trưởng Khoa Y tế công cộng, Trường ĐH Y dược TP HCM - đã có chia sẻ với Báo Người Lao Động xung quanh vấn đề này.

Phân tích về biến thể này, ông Dũng cho rằng XBB thuộc biến chủng Omicron xuất hiện từ việc tái tổ hợp của các biến chủng phụ BA.2.10.1 và BA.2.75 (XBB có hàm ý đó là sự bắt chéo – X – của các biến chủng phụ B – cụ thể là BA.2.10.1 và BA.2.75).

Biến chủng phụ XBB đã được phát hiện trên 35 quốc gia từ đầu tháng 10-2022. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy biến chủng phụ này không làm tăng độc lực của virus nhưng có khả năng lẩn tránh miễn dịch một phần. Vì vậy, các biến chủng phụ này làm tăng nguy cơ tái nhiễm COVID-19 ở người đã từng nhiễm với các biến chủng COVID-19 cũ. Tuy nhiên, có thể sẽ không gia tăng nguy cơ tái nhiễm ở người đã bị nhiễm các biến chủng Omicron.

Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM

Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM

PGS-TS Đỗ Văn Dũng cho biết thêm các vắc-xin COVID-19 hiện có vẫn có bảo vệ không bị chuyển nặng hay tử vong ở các  bệnh nhân bị nhiễm biến chủng phụ XBB. Dù các biến chủng phụ XBB có hiện tượng lẩn tránh miễn dịch nhưng khả năng xâm nhập vào tế bào bị kém hơn. Do đó, khả năng lây lan của biến chủng phụ XBB bị giảm hơn so với các biến chủng Omicron khác.

Thông tin thêm, PGS-TS Đỗ Văn Dũng cho hay gần đây, tại Mỹ đã xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5. Đây là biến thể phụ XBB có đột biến F486P khiến vi rút gia tăng khả năng xâm nhập tế bào nên làm tăng khả năng lây lan của COVID-19. Vì vậy, XBB.1.5. có khả năng lây lan nhanh và tính đến đầu năm 2023 ở Mỹ, 40% các trường hợp COVID-19 là do XBB.1.5.

"Một điều giúp chúng ta có thể yên tâm là dù biến chủng phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn nhưng các vắc-xin COVID-19 hiện có vẫn có khả năng bảo vệ không bị chuyển nặng hay tử vong ở các  bệnh nhân bị nhiễm biến chủng XBB" – ông Dũng nói.

Qua báo cáo từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết đã có sự xuất hiện của biến thể phụ XBB tại TP với tỉ lệ khoảng 6%. PGS-TS Đỗ Văn Dũng lý giải thêm, biến thể này từ sự tái tổ hợp của các biến thể phụ BA.2.10.1 và BA.2.75. Tuy nhiên, chưa giải trình tự đầy đủ nên chưa thông báo là biến chủng phụ được phát hiện có mang đột biến F486P hay không. "Như vậy, chúng ta chưa rõ có phải là biến thể phụ XBB.1.5 đáng e ngại hay chỉ là các biến chủng phụ XBB cũ ít lo ngại hơn. Bên cạnh đó, nếu XBB.1.5 vẫn tiếp tục duy trì khả năng lây lan thì việc xâm nhập Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian mà thôi" – ông Dũng nhận định.

Để đối phó với biến chủng phụ XBB.1.5, PGS-TS Đỗ Văn Dũng cho rằng những biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đã được khuyến cáo từ trước là quan trọng. Các biện pháp bao gồm: đeo khẩu trang ở nơi công cộng; rửa tay thường xuyên; không tụ tập đông người nếu không cần thiết; tiêm chủng vắc-xin COVID-19 theo khuyến cáo của ngành y tế. Đồng thời, theo dõi tự phát hiện và xét nghiệm COVID-19, đặc biệt ở người có nguy cơ bệnh tiến triển nặng, để có thể tự cách ly và được điều trị với thuốc kháng virus.

"Tóm lại, ở Việt Nam đã có biến thể phụ XBB nhưng chưa rõ virus này có phải là XBB.1.5 hay không. Nếu chỉ là XBB chưa có đột biến F486P thì sẽ không có gia tăng đáng kể số người mắc (bởi vì nó có thể trốn tránh miễn dịch nhưng khả năng lây lan lại kém hơn). Cùng với đó, nếu Việt Nam đã có xuất hiện XBB.1.5 (và nếu chưa có thì sẽ có trong tương lai) thì số ca mắc sẽ gia tăng. Tuy nhiên, điều này không đáng sợ bởi vì số ca nhập viện, số ca tử vong cũng không tăng nếu người dân tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ theo khuyến cáo của ngành y tế và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch" – ông Dũng nhấn mạnh.

(Theo Người Lao động)

Người phụ nữ Hà Nội phổi trắng xóa, suýt mất mạng vì tự mua thuốc này về chữa cúm

ThS.BS Nguyễn Bá Cường - Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm mới điều trị thành công cho một người phụ nữ nguy kịch, suy đa tạng do mắc sai lầm khi tự điều trị cúm. 

Nữ bệnh nhân 37 tuổi ở Hà Nội, ban đầu có biểu hiện sốt, ngứa họng, ho, chảy nước mũi, đau mỏi toàn thân. Do chủ quan, nữ bệnh nhân đã đi mua thuốc hạ sốt, thuốc corticoid (medrol 16mg/ngày) về điều trị. Ba ngày sau, tình trạng sức khỏe không cải thiện, chị sốt cao kéo dài kèm khó thở nhiều, phải thở oxy, sau đó thở máy.

Theo bác sĩ Cường, khi nhập viện, bệnh nhân ở tình trạng rất nặng, sốt cao liên tục, sốc nhiễm khuẩn nặng, oxy máu giảm rất thấp. X-quang phổi mờ trắng xóa cả 2 bên phế trường, test nhanh cúm B dương tính. 

Điều đặc biệt là mặc dù nhiễm cúm nhưng tình trạng nhiễm vi khuẩn trên xét nghiệm rất cao kèm theo đó là số lượng bạch cầu giảm trầm trọng còn 0.750 G/L (chỉ số bình thường là 4.0-10.0 G/L). Sau đó, bệnh nhân được điều trị kháng sinh, kháng virus, thở máy và lọc máu hấp phụ. 

Sau khi được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, nữ bệnh nhân may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Sau khi được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, nữ bệnh nhân may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. 

Tuy nhiên, do bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hồi sức, các bác sĩ phải tiến hành can thiệp ECMO (chạy tim phổi ngoài cơ thể). Trong quá trình 37 ngày chạy ECMO, gần 50 ngày thở máy với oxy liều cao, do suy giảm khả năng đề kháng nên nữ bệnh nhân này rất nhạy cảm với các vi sinh vật trong bệnh viện và phải điều trị nhiều đợt kháng sinh, kháng nấm. 

Ngày 3/1, sau hơn 2 tháng điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhân được ra viện. Tuy nhiên, các tổn thương phổi sau đó có thể sẽ còn tồn tại và cần theo dõi trong thời gian dài.

ThS.BS Nguyễn Bá Cường cho biết, corticoid là thuốc chống viêm nhưng có tác dụng phụ là giảm sức chống đỡ của cơ thể. Việc lạm dụng thuốc này ở các bệnh nhân nhiễm virus làm tăng nguy cơ bội nhiễm, đặc biệt là các vi khuẩn kháng thuốc.

Vì vậy, bác sĩ Cường khuyến cáo việc lạm dụng corticoid diễn ra thường xuyên ở Việt Nam trong điều trị nhiễm cúm và các bệnh xương khớp (được trộn lẫn trong các thành phần thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc). 

Theo bác sĩ thuốc phải được dùng đúng chỉ định và liều lượng. Hành động dùng bừa bãi làm suy giảm khả năng đề kháng và rất dễ bội nhiễm vi khuẩn. Trong đợt dịch cúm và sốt xuất huyết năm nay, BV Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều các ca nhiễm virus nguy kịch. Điều đặc biệt ở các ca này ngoài vấn đề nặng do nhiễm virus thì các bệnh nhân đều bội nhiễm thêm vi khuẩn đa kháng thuốc (tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu...) dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Một số ca cần phải can thiệp ECMO dài ngày, mặc dù có thể sống sót nhưng cũng để lại hậu quản tổn thương lâu dài.

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, khi có vấn đề sức khỏe, mọi người nên đi khám và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định. Không tự ý mua và sử dụng thuốc hoặc mua theo đơn cũ, theo lời mách bảo của người thân, người quen vì hậu quả có thể khôn lường.

Trẻ vừa sốt virus xong lại mắc cúm A, sốt xuất huyết: Cha mẹ không biết con bị nợ miễn dịch
Thời gian gần đây, không ít các bậc phụ huynh lo lắng khi trẻ vừa tháng trước vào viện vì sốt virut thì hai, ba tuần sau lại nhập viện vì cúm A, cúm B, sốt xuất huyết. Tại các khoa nhi của các bệnh viện, tình trạng quá tải đang xảy ra cả tuyến trung ương và địa phương.

Các vấn đề sức khỏe khác

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác