Nằm trên giường bệnh, nhớ lại tất cả sự việc xảy ra với mình, anh Trương vẫn còn chút sợ hãi. Anh cũng không thể ngờ rằng, tưởng bị mắc bệnh trĩ bình thường, không ngờ lại suýt mất mạng vì căn bệnh lạ.
Anh Trương năm nay 34 tuổi, làm việc tại Dư Hàng nhiều năm, nhưng chưa có lần nào đi khám sức khỏe. Vào giữa tháng 10/2018, anh phát hiện ra rằng hậu môn bên phải của mình đột nhiên bị sưng và đau, do bản thân đã có bệnh quanh hậu môn, nên anh cũng không để ý quá nhiều.
Anh Trương đến phòng khám gần nhà để truyền dịch điều trị, cơn đau cũng dịu đi. Sau 4 ngày, anh Trương lại cảm thấy vùng hậu môn phía bên trái cũng xuất hiện sưng đau, do vậy anh lại tiếp tục truyền nước ở phòng khám vài ngày, nhưng lần này cơn đau không thuyên giảm. Vào chiều ngày 23/10, anh Trương đến Khoa Hậu môn – trực tràng của Bệnh viện ở quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu để khám.
Cứ nghĩ mình mắc bệnh trĩ, nào ngờ đi khám phát hiện bệnh hiếm.
Bác sĩ chẩn đoán anh bị áp xe quanh hậu môn, kèm theo đường huyết cao, sau đó bác sĩ sắp xếp phẫu thuật và làm giảm đường huyết cho anh Trương. Ca phẫu thuật diễn ra rất suôn sẻ, nhưng đến ngày thứ 2 sau phẫu thuật khi thay thuốc, bác sĩ phát hiện phần eo bên phải, bụng, ngực đều bị sưng, da phát đỏ, căng, có tích khí dưới da, và anh Trương cảm thấy đau ở phần lưng eo phía bên phải một cách rõ ràng.
Bệnh viêm cân mạc hoại tử là gì?
Cuối cùng, bác sĩ xem kết quả chụp CT toàn bộ phần bụng, kết hợp với kiểm tra xét nghiệm, chẩn đoán viêm cân mạc hoại tử, còn được gọi là nhiễm “vi khuẩn ăn thịt”. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm rất hiếm gặp. “Vi khuẩn ăn thịt” tiếp tục ăn mòn chất béo và cơ bắp, nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ “ăn” bệnh nhân từ bên trong.
Trong quá trình đó sẽ “sản sinh ra khí”, dưới da của bệnh nhân sẽ có một lượng lớn bóng khí, có thể sờ thấy được. Bệnh nhân trong một thời gian ngắn sẽ bị sốc độc, suy đa tạng và cuối cùng dẫn đến tử vong. Viêm cân mạc hoại tử khởi phát rất nhanh, tình trạng bệnh rất nguy hiểm, mô hoại tử rất dễ lan rộng, nếu không được phẫu thuật sớm, tỉ lệ tử vong cao từ 33% - 72%. Do đó, các bác sĩ Khoa hậu môn trực tràng đã ngay lập tức bố trí phẫu thuật khẩn cấp cho anh Trương.
Vi khuẩn ăn thịt người phát triển rất nhanh, tỉ lệ tử vong cao
Do đó, các bác sĩ Khoa hậu môn trực tràng đã ngay lập tức bố trí phẫu thuật khẩn cấp cho anh Trương. Bác sĩ Vu Đàm trong ekip phẫu thuật nói: "Viêm cân mạc hoại tử sẽ tạo ra mùi và mùi hôi thối. Mặc dù bệnh hậu môn trực tràng có kèm theo mùi, nhưng trong trường hợp bình thường, các bác sĩ đeo khẩu trang, nên cũng không khó chịu lắm, nhưng viêm cân mạc hoại tử, phải đeo 4 lớp khẩu trang cũng không hết mùi”. Vì bệnh không ảnh hưởng đến bệnh nhân khác, sau phẫu thuật anh Trương được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt, tiến hành theo dõi điều trị.
Cuối cùng, anh Trương đã nằm qua các khoa từ khoa Hậu môn – trực tràng, khoa Chăm sóc đặc biệt, khoa Gây mê và trải qua 6 lần phẫu thuật. Mô hoại tử cục bộ cuối cùng đã được cắt bỏ và các tổn thương về cơ bản đã được kiểm soát. Hiện tại, anh Trương đã chuyển đến phòng tổng hợp để điều trị phục hồi chức năng.
Những ai dễ mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử?
Theo các bác sĩ, viêm cân mạc hoại tử xảy ra ở những người có khả năng miễn dịch thấp như bệnh nhân sau phẫu thuật khối u, bệnh nhân tiểu đường nghiêm trọng và những người béo phì. Một số người không thể trải qua phẫu thuật do tình trạng cơ thể kém, hoặc sau phẫu thuật không chống lại được tất cả các trạm kiểm soát, cuối cùng dẫn đến tử vong.
Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử
Bác sĩ Vu Đàm, trưởng Khoa Hậu môn – trực tràng nói: "Bệnh nhân thường không chú ý đến bệnh quanh hậu môn, bởi họ xấu hổ. Sau khi mắc bệnh quanh hậu môn, luôn cho rằng đó là bệnh trĩ, vì vậy không muốn đến bệnh viện. Giống như anh Trương, bệnh tình phát triển đến mức độ nghiêm trọng, và bản thân anh Trương luôn nghĩ là bệnh trĩ, nên không được điều trị chính xác”.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh quanh hậu môn?
1. Thường xuyên tăng cường tập thể dục, chú ý giữ ấm và tăng cường sức đề kháng.
2. Chú ý vệ sinh cá nhân và giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ.
3. Kiểm soát trọng lượng cơ thể và lượng đường trong máu, lượng đường trong máu cao và béo phì, kèm theo khả năng miễn dịch thấp là những yếu tố dễ bị ảnh hưởng;
4. Ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ăn ít thức ăn cay.
Nếu bạn phát hiện khó chịu ở hậu môn, nên đến bệnh viện kiểm tra để được điều trị kịp thời, đặc biệt là những người mắc các bệnh như tiểu đường và bệnh viêm đường ruột.