Bệnh tăng tiểu cầu có nguy hiểm không? Mắc bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì?

Khánh Hằng - Ngày 10/02/2022 16:15 PM (GMT+7)

Bệnh tăng tiểu cầu có thể gây ra cục máu đông, gây chóng mặt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Bệnh tăng tiểu cầu là gì?

Bệnh tăng tiểu cầu (hay bệnh đa tiểu cầu) bao gồm tăng tiểu cầu nguyên phát (Thrombocythemia) và tăng tiểu cầu thứ phát (Thrombocytosis), là tình trạng tăng số lượng tiểu cầu trong máu vượt quá mức cho phép. Tiểu cầu được hình thành trong tủy xương cùng với các loại tế bào máu khác.

Tiểu cầu có vai trò tham gia vào quá trình đông máu. Chúng kết dính với nhau (thành cục máu đông) để ngăn chặn sự chảy máu khi một mạch máu bị thương tổn, hoặc tham gia hình thành nên cục máu đông, còn được gọi là huyết khối (thrombus) gây thuyên tắc mạch, gây nên một số bệnh về nhồi máu não hoặc tắc mạch chi, mạch tạng... Thông thường, có khoảng từ 150.000 - 450.000 tiểu cầu mỗi microlit máu (hay 150 - 450 G/L).

Tăng tiểu cầu nguyên phát có thể liên quan đến rối loạn tủy xương, khiến số lượng tiểu cầu sinh ra quá nhiều.

Tăng tiểu cầu thứ phát có thể xảy ra do một số vấn đề sức khỏe như: Thiếu máu do thiếu sắt, ung thư máu, viêm hoặc nhiễm trùng.

Bệnh tăng tiểu cầu có nguy hiểm không? Mắc bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì? - 1

Triệu chứng của bệnh tăng tiểu cầu

Những triệu chứng thường gặp của người bệnh tăng tiểu cầu là:

- Nhức đầu

- Chóng mặt và choáng váng

- Đau ngực

- Yếu

- Ngất xỉu

- Thay đổi thị lực

- Tê hoặc ngứa ran bàn tay, bàn chân.

Hậu quả của bệnh tăng tiểu cầu

Trong tăng tiểu cầu nguyên phát, cục máu đông thường phát triển ở não, tay và chân. Ngoài ra, chúng cũng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Cục máu đông ở não gây tai biến mạch não, trường hợp nhẹ gây ra chóng mặt và đau đầu mãn tính, trường hợp nặng có thể gây đột quỵ và tử vong.

Cục máu đông trong mạch máu nhỏ khiến tay chân tê và đỏ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác rát bỏng dữ dội và đau nhói chủ yếu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Ngoài ra, bệnh tăng tiểu cầu cũng dễ gây ra xuất huyết, gây ra hiện tượng chảy máu cam, bầm tím xuất huyết, chảy máu từ miệng hoặc nướu răng, hoặc phân có máu.

Bệnh tăng tiểu cầu nên và không nên ăn gì?

Những thực phẩm nên ăn khi bị tăng tiểu cầu

- Trái cây tươi và rau củ quả: Một chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sản xuất và hoạt động của tiểu cầu là folate. Những loại thực phẩm lành mạnh này đều chứa những chất dinh dưỡng tốt cho máu và giúp ổn định tiểu cầu.

Bệnh tăng tiểu cầu có nguy hiểm không? Mắc bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì? - 2

- Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: Nó bao gồm các loạt hạt, bơ hạt, quả bơ, không chỉ cung cấp chất béo không bão hòa mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hữu ích khác. Những thực phẩm này giúp bạn tiêu thụ đủ calo, giảm sự mệt mỏi khi bị tăng tiểu cầu.

- Nguồn protein nạc: Các nguồn protein nạc nên bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn bao gồm thịt gia cầm, cá, đậu, đậu lăng, các loạt hạt, các sản phẩm từ đậu nành. Nguồn protein nạc này giúp xây dựng cơ, đồng thời tránh việc tăng hoặc giảm tiểu cầu trong cơ thể.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là một nguồn cung cấp carbohydrate phức hợp quan trọng, là nền tảng của một chế độ ăn uống cân bằng cùng với chất béo lành mạnh và protein nạc. Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bánh mì nguyên cám, yến mạch, hạt quinoa và nhiều loại ngũ cốc khác. Những thực phẩm này cũng thường là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, tốt cho tiểu cầu và máu.

- Nước và các chất lỏng khác: Hydrat hóa là một phần quan trọng của sức khỏe tổng thể. Uống đủ nước có thể giúp bạn chống lại mệt mỏi và cũng có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Việc uống đủ nước cũng rất quan trọng với máu. Vì vậy, hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại trà, trà thảo mộc hoặc nước hoa quả.

- Sữa và các sản phầm từ sữa: Một số người bị tăng tiểu cầu thường tránh uống sữa nhưng thực chất, các sản phẩm từ sữa mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng khác nhau. Sữa là nguồn cung cấp calo và protein dồi dào, chứa nhiều vitamin B12, canxi và phốt pho tốt cho xương. Với những người bị tăng tiểu cầu, nên sử dụng sữa ít chất béo hoặc natri.

Những thực phẩm không nên ăn khi bị tăng tiểu cầu

- Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Một số loại thực phẩm chứa quá nhiều chất dinh dưỡng bao gồm nho đỏ, quả việt quất, tỏi, hành tây và gừng, có thể cản trở quá trình đông máu khi tiêu thụ với số lượng lớn. Tuy nhiên hầu hết trường hợp tiêu thụ với số lượng nhỏ đều không có vấn đề gì.

- Thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa: Hầu hết mọi người đều nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa, nhưng với người bị tăng tiểu cầu thì điều đó càng quan trọng hơn. Chất béo bão hòa có thể được tìm thấy trong thịt béo và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo.

Bệnh tăng tiểu cầu có nguy hiểm không? Mắc bệnh tăng tiểu cầu không nên ăn gì? - 3

- Thịt đã qua chế biến: Những loại thực phẩm này không chỉ cung cấp lượng chất béo bão hòa có khả năng gây hại cho sức khỏe mà chúng còn chứa ít protein hơn và thường chứa nhiều natri, gây hại cho sức khỏe tim mạch.

- Ngũ cốc tinh chế và đường bổ sung: Những loại carbohydrate này có xu hướng được hấp thụ nhanh hơn và không chứa các chất dinh dưỡng có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, người bị tăng tiểu cầu cũng nên hạn chế đường bổ sung để ổn định lượng đường trong máu và ổn định mức năng lượng.

- Đồ uống có cồn: Rượu, bia và các đồ uống có cồn có đặc tính chống đông máu, vì vậy những người bị tăng tiểu cầu nên hạn chế các loại thức uống này.

Nguồn tham khảo:

12 Foods to Eat or Avoid With Immune Thrombocytopenia - Đăng tải trên trang tin y tế Everyday Health - Xuất bản ngày 21/9/2021.

Uống gì tốt cho tim mạch? 8 loại đồ uống bổ tim nhất nên uống
Một số loại đồ uống có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch rất hiệu quả, đồng thời phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh tim.

Sống khỏe

Khánh Hằng (Dịch từ Everyday Health)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác