Chế độ ăn uống đóng góp một phần quan trọng trong việc chữa sỏi mật, giúp đẩy sỏi mật ra ngoài.
Sỏi mật là gì?
Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm bên dưới gan. Nó dự trữ mật do gan sản xuất, và giải phóng mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn. Túi mật là một cơ quan nhạy cảm, do đó việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp túi mật khỏe mạnh. Ngược lại, khi túi mật gặp vấn đề, cơ thể sẽ mắc phải nhiều bệnh tật, trong đó phổ biến nhất là sỏi mật hoặc viêm túi mật.
Một số người bị sỏi mật không có bất kỳ triệu chứng nào. Trong khi đó, nhiều người khác dễ gặp phải các triệu chứng như:
- Đau ở phía trên bên phải bụng, đặc biệt là sau bữa ăn hoặc sau khi ăn nhiều chất béo.
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Vàng da
- Sốt nhẹ
- Nước tiểu màu đậm hơn
- Phân màu sáng hơn
Sỏi mật có thể gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Khi sỏi mật đạt kích thước đủ lớn, nó có thể làm tắc ống dẫn ra khỏi túi mật, gây nguy hiểm tới tính mạng. Trong trường hợp này, bác sĩ thường khuyên cắt bỏ túi mật.
Phụ nữ dễ bị sỏi mật hơn nam giới. Phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone và phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone có nguy cơ hình thành sỏi mật cao hơn. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến sỏi mật như:
- Người có tiền sử mắc các vấn đề về túi mật hoặc trong gia đình trực hệ có người bị bệnh sỏi mật
- Thừa cân béo phì
- Giảm cân nhanh chóng rồi lại tăng cân
- Người mắc bệnh động mạch vành
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế và calo nhưng ít chất xơ
- Người không dung nạp lactose.
Ăn uống gì để tan sỏi mật?
Việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe túi mật và cả những người mắc bệnh sỏi mật. Chế độ ăn cho người sỏi mật cần đầy đủ dinh dưỡng, giảm chất béo xấu, bổ sung chất béo tốt để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như đề phòng biến chứng do sỏi.
1. Người bị sỏi mật nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với đầy đủ trái cây và rau quả là cách tốt nhất để cải thiện và bảo vệ sức khỏe túi mật của bạn. Trái cây và rau quả có đầy đủ chất dinh dưỡng và chất xơ, đây là chất cần thiết cho một túi mật khỏe mạnh.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, canxi hoặc vitamin B, cũng rất tốt cho túi mật của bạn. Các chuyên gia cho rằng việc ăn nhiều protein thực vật hơn cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh túi mật. Các loại thực phẩm như đậu, các loại hạt, đậu lăng, đậu phụ là lựa chọn tuyệt vời thay thế cho thịt đỏ.
Người bị sỏi mật cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày để giúp đào thải bớt lượng độc tố tồn tại trong cơ thể. Đối với người bệnh đang có sỏi gây viêm túi mật hoặc sau khi vừa phẫu thuật mật, cần lưu ý chỉ nên ăn cháo, súp hoặc cơm nấu nhão, rau củ hầm mềm và những thức ăn dễ tiêu hóa khác.
Những loại thực phẩm giúp phòng chống và hỗ trợ chữa sỏi mật bao gồm:
- Ớt chuông
- Trái cây họ cam quýt
- Các loại rau màu xanh đậm
- Cà chua
- Sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo
- Cá và các động vật có vỏ
- Đậu hũ
- Đậu lăng
- Quả hạch
2. Người bị sỏi mật không nên ăn gì?
Người bị bệnh sỏi mật hoặc muốn phòng tránh các vấn đề liên quan đến túi mật nên tránh các loại thực phẩm chế biến và giàu chất béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm được chiên xào trong các loại dầu ăn (dầu thực vật, dầu đậu phộng) hay đồ ăn nhanh.
Thực phẩm có chất béo chuyển hóa như trong các sản phẩm chế biến sẵn hoặc nướng thương mại cũng có thể gây hại cho sức khỏe túi mật.
Nên tránh thực phẩm trắng tinh chế, như mì ống trắng, bánh mì và đường. Bạn cũng nên kiêng rượu, bia và thuốc lá.
3. Chế độ ăn uống sau phẫu thuật cắt túi mật
Nếu bạn cần phải cắt bỏ túi mật, bạn có thể sẽ bị tiêu chảy và phân lỏng trong những tuần sau khi phẫu thuật. Điều này là do mật tiết ra liên tục vào ruột của bạn.
Để giảm những tác dụng phụ này, hãy tránh những thực phẩm sau khi phẫu thuật cắt túi mật:
- Thực phẩm chứa hơn 3 gam chất béo
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đã chiên hoặc qua chế biến
- Nước sốt kem hoặc nước thịt
- Sữa đầy đủ chất béo
Thay vào đó, hãy ăn thực phẩm giàu chất xơ nhưng ít chất béo. Theo tạp chí Mayo Clinic, nên ăn thực phẩm có ít hơn 3 gam chất béo trong mỗi khẩu phần, tăng chất xơ từ từ và bắt đầu với chất xơ hòa tan, ví dụ như yến mạch, đồng thời ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Nguồn tham khảo: Gallbladder Diet - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 1/10/2018. |