Bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính là một loại bệnh bạch cầu thường xảy ra ở trẻ em. Trong đúng ngày sinh nhật, một cô bé ở Ninh Ba bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Nguyên nhân gì dẫn đến đứa trẻ nhỏ như vậy đã mắc bệnh nghiêm trọng?
Tuần trước, bé gái 3 tuổi Tiểu Hoan lại một lần nữa đến Khoa Huyết học, Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em thành phố Ninh Ba để hóa trị, cô bé khá quen thuộc với nơi này. Mặc dù không thích tiêm, không thích uống thuốc, nhưng cô bé biết bác sĩ và nhân viên y tế đang làm việc để giúp bản thân cô bé tốt hơn, nên Tiểu Hoan vẫn hợp tác điều trị. Cô Lưu, mẹ của Tiểu Hoan nói rằng, cô bé đã mắc bệnh hơn một năm trước.
Hóa ra trong một lần Tiểu Hoa bị cảm lạnh thông thường, kèm theo sốt, tinh thần không tốt, cha mẹ đưa cô bé đến bệnh viện để khám. Đầu tiên, bác sĩ phát hiện Tiểu Hoan bị thiếu máu, sau khi nhập viện làm các loại kiểm tra tương quan, cuối cùng bác sĩ chẩn đoán Tiểu Hoan bị bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính. Ngày chẩn đoán bệnh chính xác là ngày sinh nhật 2 tuổi của cô bé.
Tiểu Hoan trong lần xạ trị nhỏ tại Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em thành phố Ninh Ba
Cha mẹ không tin, lúc này lại đưa Tiểu Hoan đến Hàng Châu, không lâu sau lại đưa cô bé đến Thượng Hải để khám, tuy nhiên kết quả chẩn đoán ở 2 nơi này đều giống như Ninh Ba. Quá trình điều trị đầu tiên là khó khăn nhất. Trong hơn một tháng, Tiểu Hoan tiếp nhận điều trị cảm ứng hóa học, vừa mới bắt đầu thì Tiểu Hoan lại bị viêm phổi và loét miệng nghiêm trọng.
Sau kết thúc liệu trình điều trị đầu tiên bệnh tình đã thuyên giảm, tiếp theo cô bé phải trải qua những cuộc hóa trị lớn, nhỏ. Lần này Tiểu Hoan đến bệnh viện để làm “hóa trị nhỏ”. Toàn bộ thời gian điều trị của Tiểu Hoan dự kiến sẽ mất từ 24 tháng đến 30 tháng.
Nguyên nhân nào khiến ngày càng nhiều trẻ mắc bệnh bạch cầu
Bác sĩ Hồ Bân Phi thuộc Khoa huyết học cho biết: Bệnh viện đã thu thập dữ liệu lâm sàng, về hoàn cảnh gia đình và môi trường sốngcủa hơn 100 trẻ nhập viện trong vài năm qua, để tiến hành phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn đến trẻ bị bệnh bạch cầu. Trong quá trình tìm kiếm nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu ở trẻ em, các nhà nghiên cứu phát hiện ra có một điểm chung là có tới hơn 90% trẻ mắc bệnh sống trong ngôi nhà mới vừa sửa chữa hoặc xây dựng trong vòng 6 tháng.
Trên thực tế, vào đầu năm 2010, Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới công bố trong bản "Hướng dẫn về Tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà", lần đầu tiên công bố về mức ảnh hưởng và các nhân tố tác động tới sức khỏe của các chất độc hại trong nhà. Trong đó, danh sách các tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà gồm các vật liệu xây dựng và vật liệu trang trí ở những căn nhà mới xây sửa có chứa những chất có dẫn xuất từ benzen, formaldehyde, radon phóng xạ và các chất khác.
Nhà mới xây sửa là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị mắc bệnh bạch cầu
Benzen là sản phẩm dầu hỏa và luyện than coke, có nhiều ở đường phố, khói xe, khu công nghiệp, là chất cơ bản để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như nhựa, cao su, keo…. Formaldehyde chủ yếu có trong keo dán gỗ, ván ép…
Qua đó có thể thấy, ô nhiễm trang trí gây ra mối nguy hiểm cho sức khỏe con người được chứng minh là hiển nhiên. Đồng thời yếu tố này đã được xác định có thể là nguyên nhân rõ ràng liên quan đến bệnh bạch cầu ở trẻ em.
Trong ô nhiễm trang trí, tỉ lệ chất formaldehyde và benzene vượt quá tiêu chuẩn cho phép được cho là hiện trạng khá phổ biến. Trong khi đó, benzene đã được chứng minh rõ ràng là một trong những thủ phạm gây ra bệnh bạch cầu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất gây ô nhiễm có nguồn gốc từ benzen có mối quan hệ nhân quả trực tiếp đối với những trẻ em bị nhiều bệnh bạch cầu. Nhưng chất formaldehyde thì vẫn không chắc chắn, cần tiếp tục nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, chất formaldehyde từ lâu đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là chất gây ung thư và gây quái thai, đồng thời được cảnh báo là nguồn gây dị ứng, tạo ra những đột biến mạnh về sức khỏe.
Do đó, bác sĩ Hồ Bân Phi nhắc nhở: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình, khi sửa chữa, xây mới hay trang trí nhà cửa cần phải lựa chọn nguyên vật liệu thận trọng. Chúng ta nên lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường, thông thường để đảm bảo an toàn, hãy để nhà mới xây ổn định trong 6 tháng rồi mới cho trẻ em dọn về sinh sống.
Biểu hiện chính của bệnh bạch cầu ở trẻ?
Bệnh bạch cầu chủ yếu ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Các biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu, da xanh xao, xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc, đau xương, sốt thất thường, ra nhiều mồ hôi về đêm, nổi hạch nhiều hoặc hạch to thất thường, bụng chướng do gan, lách to, nhiễm trùng khó điều trị.
Một số bệnh nhân có biểu hiện phì đại lợi, lồi mắt, tổn thương da. Nếu những triệu chứng này xuất hiện kéo dài vài ngày hoặc vài tuần thì cha mẹ phải đưa trẻ đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông thường, nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm trẻ có nhiều cơ hội được cứu sống. Việc chữa trị là sự kết hợp giữa hóa trị, phẫu thuật… tùy theo dạng bệnh và lứa tuổi. Trẻ càng được điều trị sớm thì càng có nhiều cơ hội khỏi hoàn toàn và phát triển bình thường.