Ung thư máu là bệnh máu ác tính. Mỗi năm trên thế giới có 300.000 ca bệnh mới mỗi năm và 220.000 người chết vì căn bệnh này.
Ung thư máu do đâu
Mới đây, thông tin Rikako Ikee 18 tuổi, là nữ vận động viên bơi lội Nhật Bản. Cô khiến cả châu Á chú ý kể từ đại hội thể thao ASIAD 2018 khi giành tấm Huy chương vàng ngay trong ngày đầu tiên thi đấu 19/8, phá kỷ lục ASIAD ở nội dung 4x100 m với thời gian 3 phút 36 giây 52. Tiếp đó, cô giành thêm 2 huy chương vàng trong ngày 20/8, một vàng ngày 21/8 và 2 tấm vàng vào ngày 23 và 24/8. Tổng cộng cô đạt 6 huy chương vàng, ghi danh vào lịch sử Á vận hội khi phá được 6 kỷ lục.
Vận động viên bơi lội Rikako Ikee bị ung thư máu.
Với thành tích ấn tượng này, Rikako Ikee được kỳ vọng là vận động viên chủ chốt tại Olympic Tokyo 2020 do Nhật Bản tổ chức. Tuy nhiên, theo Independent, sáng 12/2, trên trang cá nhân của mình, Rikako Ikee xác nhận cô bị ung thư máu khiến nhiều người vô cùng ngỡ ngàng. Nữ kình ngư trẻ tuổi đã từ bỏ cơ hội tham gia giải vô địch quốc gia này.
Theo các bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu trung ương, nguyên nhân của bệnh ung thư máu chưa được biết rõ, nhưng một số tác nhân có thể gây ra bệnh như tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị. Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng dược phẩm.
Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde. Một số bệnh do thay đổi gene như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư máu
Đốm đỏ: đốm đỏ hoặc tím trên da là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Nhức đầu: nhức đầu dữ dội, đi kèm đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao. Do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến cho não không được cung cấp đủ oxy nên gây đau đầu.Đau xương: một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng.
Sưng hạch bạch huyết: sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.
Xanh xao, mệt mỏi: khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là "thiếu máu". Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.
Chảy máu cam: chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp nhưng nếu trong trường hợp chảy máu nhiều, liên trục nhiều ngày thì ngay lập tức phải khám bệnh càng sớm càng tốt bởi đây có thể là hệ quả của việc suy giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.
Sốt cao thường xuyên: bệnh nhân mắc ung thư máu bị suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch biểu hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.
Đau bụng: khi ung thư máu đã tiến triển đến gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, hoặc ói mửa.