Cậu bé hai tuổi được đưa tới bệnh viện trong tình trang thân thể đầy vết bầm tím. Bác sĩ ban đầu nghi ngờ rằng cha mẹ của bệnh nhi đã bạo hành em, nhưng kết quả khám sau 48 tiếng khiến cả bác sĩ và gia đình đều sững sờ.
Jack Fearns, 2 tuổi đến từ Widnes, Cheshire (Anh) đã được cha mẹ đưa đến bệnh viện khi họ nhận thấy vết bầm tím nghiêm trọng trên cơ thể con trai kể từ khi cậu bé được 6 tháng tuổi.
Ngay khi nhìn thấy bệnh nhi, các bác sĩ đã hỏi bố mẹ cậu bé là Tom và Darryl-Anne Fearns về những vết bầm tím và hỏi liệu họ có làm tổn thương cậu bé không. Cô Fearns, 27 tuổi, nói: “Các bác sĩ liên tục hỏi lý do tại sao có những vết bầm tím ở đó.
Cậu bé Jack liên tục có những vết bầm tím trên cơ thể.
Họ còn hỏi chúng tôi có bạo hành thằng bé không. Điều này gây ra sự căng thẳng với chúng tôi bởi chúng tôi không gây ra tổn thương nào cho Jack và rõ ràng có điều gì đó không ổn với thằng bé. Không phải mọi đứa trẻ bị bầm tím đều bị lạm dụng. Chúng tôi nghĩ rằng xét nghiệm máu nên được thực hiện trước khi các bác sĩ hỏi thăm cha mẹ."
Kết quả khám sau 48 giờ sau đó cho thấy cậu bé Jack mắc bệnh tan máu nghiêm trọng, một tình trạng di truyền có nghĩa là cơ thể cậu bé không có khả năng đông máu. Bởi vì điều này, bất kỳ va chạm nhỏ hay cú ngã nào cũng có thể khiến Jack bị chảy máu nghiêm trọng và thậm chí, trong một tai nạn nghiêm trọng, cậu bé có thể phải chịu những vết thương đe dọa đến tính mạng.
Cha mẹ cậu bé bị nghi ngờ bạo hành con trai 2 tuổi.
Khi biết rằng đây là bệnh di truyền, bà mẹ trẻ Fearns rất ngạc nhiên và cho biết Jack là người đầu tiên trong gia đình phát hiện mắc bệnh máu khó đông, cậu con trai lớn Thomas, 5 tuổi của gia đình không hề bị ảnh hưởng. Tuy nhiên kết quả kiểm tra sau đó cho thấy chính cô có mang gen di truyền của bệnh này. Và bà ngoại của cậu bé cũng mang gen bệnh. Lúc này Fearns mới nhớ lại việc mẹ cô rất dễ bị bầm tím nhưng lại không biết lý do tại sao.
Bệnh máu khó đông là một bệnh di truyền liên kết giới tính, và được di truyền từ mẹ sang con với tỷ lệ là 50/50. Hiện nay, không có cách chữa trị bệnh tan máu, cậu bé Jack sẽ cần điều trị cho đến hết đời. Cậu bé phải tiêm thuốc mỗi 72 giờ một lần để giữ vết thâm tím ở mức tối thiểu bằng cách giúp máu đóng cục.
Vì căn bệnh này, Jack sẽ phải hạn chế tham gia các hoạt động thể thao. Cha mẹ cậu bé lo lắng rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống tương lai của con trai. Cô Fearns cũng cho biết tình trạng này đã thay đổi cuộc sống của họ, đặc biệt là vì họ phải đối phó với những người lạ luôn hỏi tại sao Jack bị bầm tím.
Cậu bé Jack bị mắc bệnh máu khó đông và sẽ phải điều trị suốt đời.
Cô nói: "Tôi ghét cho Jack mặc quần short vào mùa hè vì tôi lo lắng mọi người sẽ nghĩ gì. Những vết bầm tím trên chân thằng bé có thể rất khủng khiếp và bạn biết mọi người đang nghĩ gì. Thật khó khăn khi bị hiểu nhầm trong khi bạn đang làm bất cứ điều gì để bảo vệ con bạn."
Dù vậy cả gia đình kiên quyết sẽ tìm cách bảo vệ con và giúp đỡ các tổ chức từ thiện về căn bệnh này nhằm nâng cao nhận thức của mọi người. "Khi Jack lớn lên, tôi thực sự muốn thằng bé trở thành người ủng hộ giúp đỡ những người mắc bệnh. Tôi muốn anh ấy trở thành một phần của cộng đồng, điều này rất tuyệt vời đối với chúng tôi."
Bệnh Haemophilia (máu khó đông) là gì?
Haemophilia là một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến khả năng đông máu của máu. Nó là bệnh di truyền và hầu hết những người dễ mắc là nam giới.
Thông thường, khi bạn bị đứt tay hay chảy máu, các chất trong máu được gọi là yếu tố đông máu kết hợp với các tế bào máu gọi là tiểu cầu để làm cho máu đông lại và ngưng chảy. Những người mắc bệnh máu khó đông không có nhiều yếu tố đông máu. Điều này có nghĩa là họ chảy máu lâu hơn bình thường. Nếu tình trạng chảy máu quá lâu có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Có một số loại khác nhau của bệnh máu khó đông. Phổ biến nhất là hau loại sau"
- Haemophilia A gây ra do thiếu hoặc giảm yếu tố đông máu VIII.
- Haemophilia B do thiếu hoặc giảm yếu tố đông máu IX.
Không có cách chữa trị bệnh máu khó đông, nhưng điều trị thường cho phép một người có điều kiện được hưởng một cuộc sống chất lượng tốt.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu khó đông khá đa dạng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh:
- Chảy máu quá nhiều từ các vết thương hoặc sau phẫu thuật;
- Chảy máu không rõ nguyên nhân;
- Nhiều vết bầm tím lớn;
- Chảy máu bất thường sau khi tiêm chủng;
- Có máu trong nước tiểu hoặc phân;
- Đau hoặc sưng các khớp xương.