Gần đây Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Thanh Đảo (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhân nhỏ 3 tuổi – Tiểu Bằng, cậu bé có 20 chiếc răng nhưng đã hỏng 16 chiếc, tất cả răng đều chuyển sang màu đen.
Theo mẹ của Tiểu Bằng cho biết, khi còn nhỏ, bé thường hay khóc và thức giấc vảo buổi đêm, mỗi lần thức trẻ thức giấc, người mẹ đều có thói quen cho trẻ ăn sữa. Theo thời gian, đứa trẻ hình thành thói quen ngậm bình sữa khi đi ngủ.
Từ khi Tiểu Binh được 1 tuổi, răng cũng hỏng dần từng cái một, ban đầu gia đình cũng không quan tâm, cho rằng đứa trẻ sớm thay răng, có thể không cần điều trị. Cho đến khi đứa trẻ vì đau răng mà không thể ăn uống, ngủ không ngon, cha mẹ mới xem xét vấn đề. Sau khi đến Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Thanh Đảo kiểm tra, bác sĩ phát hiện 20 chiếc răng của Tiểu Bằng đã hỏng 16 chiếc, những chiếc răng nhỏ đều bị mủn nát và chuyển sang màu đen.
Tiểu Bình đã bị hỏng 16 chiếc răng.
Lưu Kim Phụng, bác sĩ nha khoa của Bệnh viện phụ nữ và trẻ em Thanh Đảo xem xét và trực tiếp điều trị cho Tiểu Bằng. Bác sĩ nói, do thời gian trì hoãn bệnh quá lâu dẫn đến tình trạng răng của trẻ bị hỏng nghiêm trọng, phải quyết định thực hiện phương án điều trị một lần. Vì tránh đứa trẻ khóc trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã gây mê toàn thân cho Tiểu Bằng, thông qua thay thế răng, điều trị tủy,... Toàn bộ quá trình phẫu thuật kéo dài trong 3 tiếng.
Thói quen ngậm bình sữa hay các thức uống có đường trước khi ngủ sẽ làm chất đường lên men thành axit, tấn công vào men răng làm hư hại men răng của trẻ nhỏ. Lâu ngày nó sẽ gây nên tình trạng sâu răng hàng loạt, nhất là các răng cửa sữa ở hàm trên và hàm dưới. Nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng đến tủy răng, gây nhiễm trùng và buộc phải nhổ bỏ răng sữa khi chưa đến thời điểm thay răng theo quy trình tự nhiên.
Hậu quả là bé sẽ không có đủ răng để đảm nhận nhiệm vụ nhai thức ăn, dinh dưỡng vào cơ thể sẽ hao hụt, nền tảng sức khỏe suy giảm, phát âm bị ngọng và làm chậm tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn phát triển vàng. Chưa kể, việc lạm dụng cho trẻ ngậm bình sữa còn làm ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, khiến trẻ thiếu tự tin.
Bác sĩ Lưu Kim Phụng cho biết, thói quen cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ là nguyên nhân lớn dẫn đến trẻ bị hỏng răng.
Điều đáng nói, nhiều phụ huynh thấy con bị sâu răng khi còn nhỏ lại chẳng mấy quan tâm vì cho rằng đó là răng sữa, trước sau gì nó cũng sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Đó là một quan niệm rất sai lầm vì tất cả những gì xảy ra với răng sữa đều ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn.
Theo phân tích từ các chuyên gia thì răng sữa ở trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn. Răng sữa khỏe mạnh giúp trẻ nói chuyện, nhai nuốt tốt hơn. Nếu răng sữa tốt sẽ giữ chỗ cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp. Nếu phải nhổ sớm các răng sữa, trẻ có thể gặp các vấn đề như ăn uống khó khăn, phát âm không chuẩn, răng mọc lệch lạc, làm sâu và ngả màu các răng vĩnh viễn sau này. Nếu không chữa khỏi, những chỗ sâu sẽ gây viêm lợi, viêm các dây thần kinh và mô gần răng, làm chết các mầm răng vĩnh viễn.
Cách phòng ngừa sâu răng khi trẻ bú bình
Để phòng tránh sâu răng bố mẹ không nên cho trẻ uống nước trái cây, ngậm bình sữa trong miệng khi ngủ. Nếu trẻ cần bú bình mới ngủ được thì mẹ có thể cho ngậm bình nước lọc và nhớ lấy bình ra khi bé đã ngủ.
Khi trẻ được 9 tháng đến 1 tuổi mẹ nên tập cho trẻ thói quen uống sữa bằng ly. Ngoài ra để phòng ngừa sâu răng do bú bình, mẹ chỉ nên cho bé bú bình vào những bữa ăn chính, không nên tập cho bé có thói quen cầm bình sữa chạy vòng vòng chơi hay ngậm bình sữa khi đi ngủ.
Cho trẻ khám răng miệng định kỳ.
Sau mỗi lần ăn hay bú sữa mẹ nên giúp trẻ vệ sinh răng miệng ngay. Đối với trẻ còn nhỏ mẹ có thể dùng gòn hay gạc chùi sạch răng cho bé. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên mẹ cần tập cho con có thói quen chải răng uống nước sau khi uống sữa.
Nên đến bác sĩ răng hàm mặt khám răng định kỳ sau khi bé được 6 tháng đến 1 tuổi để phát hiện những răng mới bị sâu và được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách.