Bé gái 8 tuổi phải phẫu thuật não do sâu răng, cảnh báo không coi thường vệ sinh răng miệng

HÀ VŨ. - Ngày 22/10/2020 19:00 PM (GMT+7)

Mới đây, báo chí Trung Quốc đưa tin một bé gái 8 tuổi ở Quảng Đông bị áp xe não do sâu răng không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Cô bé tên là Hiểu Hiểu, cách đây 1 năm cô bé bị sâu răng, nhưng bố mẹ không coi trọng. Sau đó, tình trạng sâu răng của Hiểu Hiểu liên tục gây đau nhức kèm theo triệu chứng chảy mủ. Bà nội đã dùng các phương pháp dân gian để xử lý nhưng vẫn không hết chảy mủ, ngược lại Hiểu Hiểu bị sốt cao, đau đầu và nôn mửa.

Bé gái 8 tuổi phải phẫu thuật não do sâu răng, cảnh báo không coi thường vệ sinh răng miệng - 1

Bệnh sâu răng của Hiểu Hiểu kéo dài 1 năm mà không đi khám

Cha mẹ đã đưa con gái đến bệnh viện địa phương để khám và phát hiện Hiểu Hiểu bị áp xe, kích cỡ khoảng quả bóng tennis ở trong não. Sau đó gia đình vội vã đưa cô bé đến Bệnh viện nhân dân tỉnh Quảng Đông để điều trị. Bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật mở sọ cho Hiểu Hiểu, hút mủ và loại bỏ áp xe, Hiểu Hiểu đã trải qua cơn nguy kịch.

Bác sĩ Ngô Thái Hoa, Trưởng Khoa Não của Bệnh viện nhân dân tỉnh Quảng Đông cho biết, hệ thống tuần hoàn máu của nha chu và mặt liên thông với não rất dồi dào, một khi bị viêm tủy răng hoặc áp xe nha chu, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào não từ các kênh này, dẫn đến áp xe não, viêm não hoặc viêm não thất. Sâu răng là chuyện nhỏ nhưng cũng có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng như vậy, do đó bệnh răng miệng của trẻ em, cha mẹ không được xem nhẹ.

Bé gái 8 tuổi phải phẫu thuật não do sâu răng, cảnh báo không coi thường vệ sinh răng miệng - 2

Một áp xe hình thành trong não của Hiểu Hiểu

Sâu răng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành tổn thương tủy răng và viêm quanh răng, ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm răng vĩnh viễn bên dưới, làm cho mầm răng kém phát triển hoặc tạo thành ổ sưng tấy, dẫn đến giảm sản men của răng vĩnh viễn kế tiếp.

Sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?

1. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển: Do sâu răng bị đau và răng rụng sớm, chức năng ăn nhai bị giảm sút, tiêu hóa và hấp thu đường tiêu hóa bị suy yếu, cơ thể suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.

Bé gái 8 tuổi phải phẫu thuật não do sâu răng, cảnh báo không coi thường vệ sinh răng miệng - 3

2. Gây bệnh truyền nhiễm: Khi sâu răng, thường gây nhiễm trùng quanh chân răng, nó sẽ trở thành tâm điểm của ổ nhiễm trùng gây nhiễm trùng toàn thân và các bệnh liên quan bao gồm giảm thị lực, viêm khớp, viêm thận, viêm cơ tim, sốt nhẹ kéo dài.

Tỷ lệ sâu răng ở trẻ em tăng cao từ 3 tuổi, thời kỳ đỉnh cao là 6 - 7 tuổi. Vì vậy, là cha mẹ, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để khám thường xuyên, nếu chắc chắn là bị sâu răng thì nên làm theo lời khuyên của bác sĩ và đến bệnh viện thường xuyên để điều trị.

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em là quan trọng

Bé gái 8 tuổi phải phẫu thuật não do sâu răng, cảnh báo không coi thường vệ sinh răng miệng - 4

Thăm khám răng định kỳ rất quan trọng

Do mức độ vôi hóa của răng rụng và răng vĩnh viễn ở trẻ tương đối thấp nên bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn, vùng tổn thương rộng hơn so với người lớn, việc điều trị không suôn sẻ như người lớn nên việc phòng ngừa sâu răng ở trẻ em cần được bắt đầu từ sớm.

1. Chú ý vệ sinh răng miệng

Đánh răng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, quan trọng nhất là đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ. Đánh răng có thể loại bỏ mảng bám, chất bẩn mềm và cặn thức ăn. Súc miệng sau bữa ăn cũng có thể loại bỏ cặn thức ăn trong khoang miệng, giúp khoang miệng luôn sạch sẽ. Chọn bàn chải phù hợp với lứa tuổi của trẻ và thay bàn chải 1 đến 3 tháng một lần; trẻ em có thể sử dụng Kem đánh răng có chứa fluor, khi trẻ tập đánh răng, cha mẹ nên giúp đỡ và giám sát.

2. Xây dựng thói quen sống và ăn uống tốt

Cho trẻ bú sữa mẹ, sử dụng bình sữa đúng cách, dùng gạc để lau sạch cặn thức ăn mỗi khi cho trẻ ăn và xoa bóp nướu; ăn đường khoa học, ít uống nước có ga, không ăn sau khi đánh răng trước khi đi ngủ; cải thiện cơ cấu khẩu phần và cân bằng khẩu phần ăn. Ăn ít thức ăn có hàm lượng đường cao và ăn nhiều thức ăn dạng sợi để tăng cường chức năng nhai.

3. Thăm khám răng định kỳ

Ngoài ra, việc cho trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng / lần có thể giúp trẻ hình thành thói quen bảo vệ răng miệng tốt, tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với môi trường bệnh viện nha khoa, bớt sợ hãi nha khoa, hợp tác tốt hơn với bác sĩ điều trị. Nếu răng có biểu hiện bất thường cần được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

Bé gái suýt chết vì sâu răng, nha sĩ trách cha mẹ hại con vì thói quen tai hại
Chỉ vì cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, thậm chí ăn vào mỗi buổi sáng nhưng lại không chú ý vệ sinh răng miệng cho con, một người mẹ suýt chút nữa khiến...
HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh thường gặp