"Mẹ ơi, con không muốn tiêm! Con không muốn gặp bác sĩ!" tiếng nói xen lẫn tiếng khóc của cậu bé 5 tuổi đã thu hút ánh mắt của mọi người.
Đó là cậu bé Tiểu Ngưu, 5 tuổi đến từ Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang. Tiểu Ngư cao khoảng 1m2, cơ thể nặng 35kg, trông rất mũm mĩm. Cách đây 1 tháng, Tiểu Ngưu trong cuộc kiểm tra thể chất ở trường mẫu giáo phát hiện chức năng gan bất thường, giáo viên đã thông báo cho cha mẹ Tiểu Ngưu nên đưa cậu bé đến bệnh viện để điều trị.
Sau đó, bố mẹ đã đưa Tiểu Ngưu đến Bệnh viện Tây Khê thành phố Hàng Châu. Bác sĩ Vũ Thụy, thuộc khoa Gan mật của bệnh viện đã tiếp nhận khám cho Tiểu Ngư. Sau một loạt các cuộc kiểm tra, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân khiến chức năng gan của Tiểu Ngưu bất thường, đó chính là gan nhiễm mỡ.
Tại sao đứa trẻ nhỏ như vậy đã bị gan nhiễm mỡ?
Hỏi mẹ Tiểu Ngưu thì được biết, bình thường công việc của họ rất bận, rất ít chú ý đến vấn đề ăn uống của Tiểu Ngưu, người mẹ luôn cảm thấy trẻ ăn được là việc tốt, trẻ mũm mĩm một chút mới dễ thương. Tiểu Ngưu ăn rất tốt, thậm chí 1 ngày ăn 4-5 bữa, mỗi bữa ăn tương tự như người trưởng thành. Ngoài ra, chỉ cần có thời gian rảnh, cậu bé lại thích ăn đồ ăn vặt, đặc biệt là ăn đùi gà rán, khoai tây chiên và các loại thực phẩm chiên rán khác.
Tiểu Ngưu thường xuyên ăn đồ chiên rán, dẫn đến béo phì và mắc bệnh gan nhiễm mỡ. (Ảnh minh họa)
Tiểu Ngưu không thích ăn trái cây và rau củ, đặc biệt cậu bé cũng không thích vận động thể thao, dẫn đến cơ thể béo phì. Thời gian điều trị trong bệnh viện, Tiểu Ngưu còn mua đồ ăn nhẹ vào phòng bệnh, bác sĩ Vũ Thụy đã can thiệp và yêu cầu Tiểu Ngưu dừng hành vi này, và hướng dẫn cho bố mẹ Tiểu Ngưu về chế độ ăn uống khoa học cho trẻ. Sau 10 ngày điều trị ở bệnh viện, chức năng gan của Tiểu Ngưu đã được cải thiện và cậu bé cũng được xuất viện thuận lợi. Bố mẹ của Tiểu Ngưu cũng vô cùng hối hận và hứa nhất định sẽ khống chế đồ ăn của con trai.
Theo bác sĩ Phó Hiểu Tình, trưởng Khoa Gan mật: Những năm gần đâu, bệnh gan nhiễm mớc đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người, và tỉ lệ mắc bệnh ngày càng nhiều, đặc biệt là những người trẻ. Mô gan của người bình thường chứa lượng chất béo tương đối ít, chẳng hạn như triglyceride, phospholipids, glycolipids và cholesterol, và trọng lượng của nó là khoảng 3% đến 5% trọng lượng gan. Nếu mỡ tích tụ quá nhiều ở gan, nó vượt quá 5% trọng lượng gan, hoặc về mặt mô học có hơn 50% tế bào gan bị nhiễm mỡ thì có thể được gọi là gan nhiễm mỡ.
Một số thói quen xấu và chế độ ăn uống không khoa học có liên quan mật thiết đến sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ. May mắn thay, mức độ gan nhiễm mỡ ở Tiểu Ngưu không phải là quá nghiêm trọng, chỉ cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, cải thiện chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt tốt, dần dần chức năng gan sẽ được hồi phục.
Bác sĩ Phó Hiểu Tình nhắc nhở, hiện nay cuộc sống của người dân được nâng cao, trẻ nhỏ có thể ăn bất cứ thứ gì chúng muốn, nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi, nếu ăn uống không có quy luật sẽ khiến cơ thể bị tổn thương, do vậy cha mẹ cần phải kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ. Nếu trọng gia đình, có trẻ béo phì, cha mẹ nên chú ý đến các chỉ số thể chất của trẻ, ví dụ như chỉ số về gan, nếu xuất hiện vấn đề, cần kịp thời đến bệnh viện để được chẩn đoán.
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học mới là chìa khóa giúp ngừa bệnh
Ngoài ra, bác sĩ Phó Hiểu Tình cũng đề nghị một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ: trẻ nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein như sữa, cá và các sản phẩm từ đậu nành. Cần chú ý đến việc cung cấp đủ lượng vitamin, đặc biệt là vitamin B và vitamin C. Ăn nhiều các loại rau, trái cây tươi có lượng calo thấp như cần tây, rau bina, bắp cải, dưa chuột, dưa,… Ăn ít đồ chiên, uống ít đồ uống có đường, ăn đúng giờ, không nên ăn vặt. Cha mẹ cũng nên nuôi dưỡng cho trẻ thói quen tập thể dục, để khống chế cân nặng, tránh béo phì.