Bệnh cúm có thể nguy hiểm hơn bạn tưởng, vậy cần chăm sóc người cúm tại nhà như thế nào?
Theo các chuyên gia truyền nhiễm, thời điểm hiện nay nước ta đang đứng trước nguy cơ mắc nhiều chủng cúm. Do vậy, mắc cúm thường cần được chăm sóc và theo dõi như thế nào?
Do khó phân biệt cúm và các bệnh cúm nguy hiểm vì các triệu chứng và có các biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, đối với cúm thường thời gian từ 3 - 5 ngày các triệu chứng giảm dần và tự khỏi.
Khi virut cúm xâm nhập cơ thể, người bệnh đột nhiên sốt cao (có khi tới 39 - 40 độ C) trong vài giờ rồi hạ dần; sau đó thân nhiệt lại tăng lên. Người bệnh sẽ có cảm giác ớn lạnh hoặc rét run, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ho khan, khàn tiếng, nuốt đau, chán ăn, có khi buồn nôn và nôn, đi tiểu ít. Toàn thân đau nhức, các bắp thịt cũng đau mỏi. Có người đau ngang lưng, đau khớp hoặc cổ. Đau khiến người bệnh mệt nhọc, nhưng khi xoa nắn lại cảm thấy dễ chịu.
Đau khiến người bệnh mệt nhọc, nhưng khi xoa nắn lại cảm thấy dễ chịu. (Ảnh minh họa)
Nếu chỉ bị bệnh cúm thường, bệnh nhân cần nghỉ ngơi , nếu sốt cao trên 38,5 độ C cần uống thuốc hạ sốt liều lượng, tuổi tác theo chỉ định của thầy thuốc và tăng sức đề kháng bằng vitamin C.
Với thể cúm thường, chỉ cần cách ly hạn chế tiếp xúc với người bệnh trong 5 ngày kể từ khi có biểu hiện cúm. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và xông các lá thơm (như lá ngải cứu, lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá sả...), uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của thầy thuốc (như paracetamol, cảm xuyên hương...) và uống vitamin C liều cao vì đối với những người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng không được uống aspirin, APC, vitamin C. Hằng ngày, người bệnh phải nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn Bệnh nhân cần ăn thực phẩm lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi...), nhất là với người cao tuổi.
Cần hết sức lưu ý khi chăm sóc người bị bệnh cúm tại nhà (Ảnh minh họa)
Đối với người chăm sóc thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân nên đeo khẩu trang, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân. Khi thấy sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay. Đồ dùng của người ốm (như bát, đũa, thìa, cốc, chén...) hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng. Trong thời gian mắc bệnh cúm, cần hạn chế tập trung nơi đông người. Ngoài ra, nên chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ, nên ăn thêm gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn (như hành, tỏi...) Người bệnh cần được giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, bảo đảm chế độ cách ly.
Đối với trường hợp cúm thường nhưng sốt sau 7 ngày mà người bệnh vẫn không giảm hoặc tái sốt cần đến cơ sở y tế ngay vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Hiện nay đang có nhiều chủng cúm lưu hành nhất là cúm typ A/H1N1 rất nguy hiểm, cần được điều trị tích cực kịp thời. Khi đó bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, đau ngực, khó thở..., phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất tránh nguy hiểm đến tính mạng.