Chuyên gia lý giải vì sao ngủ trên ô tô lại có thể bị tử vong

Ngày 02/06/2023 22:08 PM (GMT+7)

Thực tế đã xảy ra nhiều ca đột tử do ngủ trên xe ô tô. Nhiều người không gặp vấn đề gì dù điều khiển phương tiện cả ngày dài nhưng lại có thể tử vong sau giấc ngủ ngắn trong xe ô tô.

Xe đứng im bật điều hòa, oxy sẽ dần cạn kiệt

Sự việc 3 bố con gặp nạn trong đó có 1 người tử vong khi ngủ trong ô tô ở Hải Phòng vừa xảy ra khiến là tai nạn thương tâm, cảnh báo sự nguy hiểm của việc bật máy lạnh ngủ trong xe ô tô.

PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, quá trình làm việc của động cơ ô tô là sự đốt cháy giữa nhiên liệu (xăng, diesel) và không khí. Trong đó, ngoài khí thải CO2 thì một phần nhiên liệu cháy không hết, sinh ra CO (carbon monoxide). Nếu hít phải nhiều khí này sẽ gây ngạt, ngộ độc, mê man dẫn đến tử vong. Nguy cơ này tăng cao khi đỗ xe trong nhà kín, nơi lặng gió mà vẫn nổ máy.

Ngủ trong xe ô tô tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Ngủ trong xe ô tô tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Giải thích thêm về nguy cơ ngạt khí khi ngủ trong ô tô đang đỗ cao hơn lúc xe đang chạy, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc cho biết dù ô tô khi đóng cửa kín như một cái hộp nhưng thực tế nó vẫn có lỗ hở, khe thông khí để trao đổi không khí với bên ngoài. Vì vậy khi xe đang chạy dù chỉ lấy gió trong nhưng sự lưu thông không khí vẫn có dù ít hơn so với để chế độ lấy gió ngoài. Ngược lại, nếu đỗ xe trong nhà kín và nổ máy nằm ngủ, chiếc xe nổ máy sẽ hút dần oxy để cung cấp cho chu trình đốt, và thải ra CO2 và CO kín phòng, kín nhà, nên dù có mở hé cửa hay đóng kín sẽ vẫn như nhau, rất nguy hiểm.

Như vậy, khi đóng kín cửa xe sẽ bị bao phủ bởi khí CO, khi con người hít một lượng khí CO đáng kể vào cơ thể, có thể dẫn tới tình trạng hôn mê thậm chí tử vong khi ngủ trên xe ô tô. Do vậy khi ngủ trên xe ô tô cần mở hé cửa kính để tạo sự lưu thông trong không khí nếu bật điều hòa.

Ở trong một không gian kín và hẹp như xe hơi, nếu đóng kín tất cả các cửa một người có nguy cơ bị thiếu khí oxy chỉ trong khoảng 2 giờ bởi một người trưởng thành cần khoảng 1m3 không khí trong 1 giờ. Nếu ở trạng thái tỉnh táo, con người dễ dàng phản ứng với tình trạng "ngộp" khí và phản ứng bằng nhiều cách như mở cửa sổ, bật chế độ điều hòa lấy gió ngoài hay dừng xe nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi đang ngủ con người rơi vào trạng thái vô thức khiến khả năng phản ứng bằng không dẫn tới tình trạng lịm dần và tử vong.

Trên hầu hết các mẫu ô tô đời mới, ngay cả khi bạn bật chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ tự động lấy gió ngoài sau một khoảng thời gian nhất định để tăng dưỡng khí bên trong xe. Tuy nhiên, vì xe dừng một chỗ nên không khí bao quanh xe chủ yếu là khí thải từ ống xả nên sẽ có nồng độ khí CO cao, khiến cho việc lấy gió ngoài lúc này cũng không giúp đưa thêm nhiều oxy vào khoang lái.

Việc ngủ trong xe hơi được so sánh với trong một căn phòng hẹp và kín nhưng nguy hiểm hơn nhiều bởi không gian trong ô tô chật hẹp hơn và tồn tại nhiều khí độc, chất độc hại. Trên thế giới và Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong khi ngủ trên xe hơi và rất nhiều trường hợp may mắn hơn được cấp cứu nhờ phát hiện kịp thời.Phòng tránh tai nạn khi ngủ trong xe hơi

Trong trường hợp buộc phải nổ máy, ngủ trong xe ô tô, chuyên gia khuyến cáo người dân nên lựa chọn vị trí đỗ xe thông thoáng, để chế độ lấy gió ngoài dù ngồi hay ngủ. Tuyệt đối không được đóng kín cửa xe mà luôn phải để hé một khoảng để không khí có cơ hội để lưu thông. Trường hợp cần nghỉ ngơi, người dân cần đặt báo thức trong một khoảng thời gian ngắn để kiểm soát tình huống hoặc ra ngoài để hít thở không không khí tránh trường hợp thiếu dưỡng khí.

Tránh chỗ đỗ xe để ngủ ở chỗ chật hẹp, bí khí vì có mở cửa xe vẫn thiếu oxy. Tuyệt đối tránh nổ máy, mở điều hòa trong garage nằm ngủ, nguy hiểm đến tính mạng vì cả động cơ xăng và diesel vận hành sẽ tăng nồng độ khí CO lên gấp nhiều lần. Do vậy khi ngủ trên xe ô tô cần mở hé cửa kính để tạo sự lưu thông trong không khí nếu bật điều hòa. Tốt nhất là lái xe nên tắt máy, tắt điều hoà, mở hé cửa kính khi cần thiết phải có một giấc ngủ ngắn.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên ngủ trên xe ô tô. Lái xe cần lên kế hoạch ngủ nghỉ hợp lý cho mỗi hành trình, hạn chế tối đa trường hợp phải ngủ lại trong xe để giảm thiểu rủi ro không đáng có.

GS.TS Nguyễn Đức Lợi, Hội Khoa học công nghệ Nhiệt lạnh và Điều hòa không khí cho biết, ngủ trong ô tô đóng kín nguy hại hơn ở trong phòng điều hòa kín mít do không gian ở ô tô nhỏ hẹp hơn nhiều. Điều hòa không có chức năng lấy oxy mà chỉ có chức năng làm mát. Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ ở nhà, việc đóng cửa kín mít liên tục nhiều giờ cũng nguy hại cho sức khỏe. Tiêu chuẩn Việt Nam là 27m3/h/người.

Khi thiếu oxy thường hay mệt mỏi và buồn ngủ, thiếu mức nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Do đó ông khuyến cáo khi dùng điều hòa nhiệt độ phải lấy gió tươi bên ngoài sau 3-4h sử dụng. Thông thường mỗi lần mở của là đã có được khoảng 3m3 khí tươi, người sử dụng điều hòa nên lưu ý để đảm bảo sức khỏe.

Bé trai 5 tử vong thương tâm trong ô tô, nguyên nhân cảnh tỉnh nhiều cha mẹ
Bà mẹ bỏ quên con trai khi vội chuẩn bị tiệc sinh nhật cho con gái, tới khi nhớ ra thì chuyện đáng tiếc đã xảy đến.

Các vụ tai nạn hi hữu

Theo Tô Hội
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vụ tai nạn hi hữu