Cô gái 20 tuổi bị vỡ thận vì liên tục dùng thuốc giảm đau gần 10 năm

Ngày 03/01/2020 20:06 PM (GMT+7)

Nếu cơ thể bạn xuất hiện bệnh tật thì nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế, không được tự ý dùng thuốc bừa bãi để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, trường hợp của cô gái 20 tuổi bị xuất huyết niệu đạo là một ví dụ.

Bác sĩ Quy Gia Hạo, Khoa Tiết niệu chia sẻ với Ettoday: Một cô gái trẻ 20 tuổi, ban đầu đến phòng khám cho biết bản thân bị đau thắt lưng, đau đầu, xét nghiệm nước tiểu phát hiện trong nước tiểu có máu và có phản ứng viêm. Khi phát hiện cô bị viêm bể thận cấp tính, bác sĩ đã yêu cầu nữ bệnh nhân nhập viện, nhưng điều kỳ lạ là tình trạng bệnh không cải thiện sau 3 ngày dùng kháng sinh. Hơn nữa bệnh ngày càng nguy hiểm hơn khiến bác sĩ rất đau đầu. Sau đó, bác sĩ sắp xếp cho cô gái đi chụp cắt lớp, thông qua hình ảnh mới phát hiện thận có vết nứt, bắt đầu rò rỉ ra ngoài.

Cô gái 20 tuổi bị vỡ thận vì liên tục dùng thuốc giảm đau gần 10 năm - 1

Cô gái 20 tuổi bị hỏng thận do uống quá nhiều thuốc giảm đau.

Bác sĩ Quy Gia Hạo tiếp tục kiểm tra phát hiện niệu quản bị vỡ, huyết quản cũng đã bị vỡ. Sau đó tiếp tục nội soi niệu quản, phát hiện niệu quản trở nên cứng lại màu trắng, ở trạng thái xơ hóa, xơ cứng, bác sĩ vội vàng đặt ống dẫn lưu bên trong để giảm áp lực trong thận, bằng không vết vỡ ngày càng lớn.

Bác sĩ Quy sau đó hỏi tỉ mỉ cô gái mới phát hiện từ thời học cấp 2, cô đã gặp vấn đề đau nửa đầu nghiêm trọng, nhưng không đến gặp bác sĩ, tự mình đến hiệu thuốc để mua thuốc giảm đau chống viêm không steroid để sử dụng. Cô gái trẻ sử dụng thuốc nhiều như ăn kẹo, mỗi khi thấy không thoải mái lại uống thuốc. Điều không ngờ là việc uống thuốc bừa bãi trong thời gian dài khiến thận tổn thương nặng. 

Cô gái 20 tuổi bị vỡ thận vì liên tục dùng thuốc giảm đau gần 10 năm - 2

Bác sĩ Quy Gia Hạo

Trước đây cũng có thông tin một cô gái 17 tuổi phải đến khoa cấp cứu vì đau bụng, buồn nôn, sau khi hỏi mới phát hiện một lần cô nuốt 110 viên Panadol và vài viên thuốc an thần, phải nhập viện khẩn cấp. Ngô Xương Đằng bác sĩ chính của Khoa cấp cứu Nhi khoa thuộc Bệnh viện Trường Canh Lâm Khẩu, nơi điều trị cho cô gái 17 tuổi cho biết, độc tính của Panadol đến từ Acetaminophen, được chuyển hóa ở gan, sử dụng quá lượng có thể gây viêm gan, suy gan cấp tính, nghiêm trọng có thể dẫn đến mất mạng.

Ngô Xương Đằng cho biết, dùng Panadol quá liều sẽ dẫn đến tổn thương gan và tỉ lệ tử vong cao, nghiêm trọng hơn tự tử. Bởi nguyên nhân chủ yếu là người dùng thuốc để tự tử một khi bị phát hiện, rất nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để điều trị. Còn thuốc giảm đau là thuốc mà mọi người trị bệnh, dùng trong thời gian dài, nhưng lạm dụng nó mà không biết dùng quá nhiều sẽ nguy hiểm.

Cô gái 20 tuổi bị vỡ thận vì liên tục dùng thuốc giảm đau gần 10 năm - 3

Cô gái 17 tuổi hỏng gan sau khi uống 110 viên Panadol.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo mọi người khi thấy cơ thể không khỏe, một ngày tốt nhất không nên uống quá 8 viên, sau khi sử dụng xuất hiện buồn nôn, nôn ói, toàn thân kiệt sức, các triệu chứng khác tương tự như "vỡ gan" có thể là gan đã bị trúng độc và nên được điều trị càng sớm càng tốt.

Những tác hại khác của việc uống nhiều thuốc giảm đau?

Sử dụng thuốc giảm đau là hiệu quả và an toàn nếu bạn làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng nếu lạm dụng chúng, cơ thể của bạn sẽ “lãnh đủ” hậu quả:

Làm cho cơn đau đầu tồi tệ hơn

Theo Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE), người dùng quá nhiều thuốc giảm đau để điều trị chứng đau đầu có thể trở thành nạn nhân của dùng quá liều. Điều này sẽ làm cho cơn đau đầu của họ trở nên nghiêm trọng và khó chịu đựng hơn.

Làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Một nghiên cứu của chuyên gia Bệnh viện Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho thấy uống thuốc giảm đau sau cơn đau tim làm tăng đến 59% nguy cơ bị đột quỵ hoặc một cơn đau tim khác trong vòng một năm.

Có thể gây tổn thương thận

Thận chịu trách nhiệm lọc các loại thuốc ra khỏi cơ thể. Uống quá nhiều thuốc có thể cản trở dòng máu chảy đến thận, có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc chấn thương. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Family Physician Journal, việc lạm dụng thuốc giảm đau, có hoặc không được kê đơn, làm tăng 20% số ca suy thận cấp.

Nó có thể dẫn đến nghiện

Sử dụng lâu dài thuốc giảm đau có thể dẫn đến sự phụ thuộc về thể chất vào thuốc. Điều này có nghĩa cơ thể bạn sẽ bắt đầu thích nghi với các hóa chất trong thuốc giảm đau và tạo dựng khả năng dung nạp dành cho nó. Điều này có thể dẫn đến những triệu chứng vật vã vì thiếu thuốc nếu bạn dừng đột ngột và buộc bạn dùng liều cao hơn để nhận được những lợi ích từ thuốc.

Đau dữ dội, bụng cứng đờ, thủng nội tạng vì dùng thuốc giảm đau theo kiểu này
Người đàn ông bị hoa mắt, chóng mặt, nôn, sốt, đau dữ dội vùng thượng vị. Trước đó, ông hay đau các khớp nên dùng thuốc giảm đau liên tục.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác