Cô gái gặp tình huống nhạy cảm khi đi khám phụ khoa, người yêu cũng tiết lộ điều bất ngờ về "vùng kín" của bạn gái

HOÀNG THÙY. - Ngày 20/11/2022 19:10 PM (GMT+7)

Một cô gái trẻ chia sẻ trên mạng xã hội về việc rơi vào hoàn cảnh ngượng ngùng khi đi khám phụ khoa.

Khi các chị em đi khám phụ khoa, nếu cần thiết các bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra sâu hơn bên trong âm đạo. Một nữ cư dân mạng gần đây đã đăng trên Dcard (một mạng xã hội của Trung Quốc) về tình huống xấu hổ của cô khi đi khám phụ khoa.

Theo lời kể của cô gái, bác sĩ trước khi tiến hành siêu âm đầu dò đã hỏi cô từng quan hệ tình dục chưa. Sau khi cô gái xác nhận đã làm "chuyện ấy", bác sĩ dùng thiết bị chuyên dụng cho vào "vùng kín" để kiểm tra. Tuy nhiên dù cố gắng thế nào, bác sĩ cũng không thể đưa thiết bị vào bên trong.

Cô gái đi khám phụ khoa khiến bác sĩ toát mồ hôi khi mãi không thể thực hiện khám sâu bên trong. (Ảnh minh họa)

Cô gái đi khám phụ khoa khiến bác sĩ toát mồ hôi khi mãi không thể thực hiện khám sâu bên trong. (Ảnh minh họa)

Sau 3 lần thử thất bại, bác sĩ không nhịn được hỏi lại cô gái: "Bạn đã thực sự quan hệ chưa? Đó có phải là kiểu quan hệ thâm nhập không? Là kiểu quan hệ xâm nhập vào âm đạo ấy, nếu là hậu môn thì không tính". Cô gái nghe bác sĩ nói vậy rất xấu hổ chỉ đáp lại nhỏ nhẹ rằng đã thật sự quan hệ. 

Cuối cùng đến lần thử thứ 4, bác sĩ mới tìm được vị trí phù hợp để đưa thiết bị siêu âm vào bên trong. Lúc này bác sĩ cũng phải toát mồ hôi và nói rằng hiếm khi gặp phải tình huống khó khăn như vậy. Sau khi kiểm tra xong, nữ bệnh nhân rất xấu hổ vội ra ngoài đóng viện phí rồi rời đi.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên cô gái rơi vào hoàn cảnh như vậy. Trước đó, từng có một bác sĩ trung niên phải mất rất lâu mới có thể tiến hành kiểm tra sâu cho cô và cũng liên tục hỏi lại liệu cô gái đã quan hệ tình dục thật hay chưa.

Nữ cư dân mạng cho biết sau khi cô kể lại toàn bộ sự việc với bạn trai thì người yêu cũng thẳng thắn thừa nhận: "Em là bạn tình khó nhất mà anh từng gặp. Mỗi lần làm "chuyện ấy", anh phải rất vất vả mới có thể đưa "cậu nhỏ" vào bên trong".

Sau khi câu chuyện của cô gái được đăng tải, nhiều cư dân mạng cũng vào bình luận về việc họ cũng từng gặp khó khăn khi đi khám phụ khoa. "Lần đầu tiên khám nội bộ, tôi cũng đã hét lên đau đớn trong phòng khám", một dân mạng bình luận.

Khi nào cần đi khám phụ khoa?

Bác sĩ phụ khoa là bác sĩ chuyên về sức khỏe phụ nữ, tập trung vào hệ thống sinh sản nữ. Họ giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm sản khoa, hoặc mang thai và sinh nở, các vấn đề về kinh nguyệt và khả năng sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), rối loạn nội tiết tố,..

Bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra hàng năm và bất cứ khi nào gặp các triệu chứng như đau vùng chậu, âm hộ và âm đạo hoặc chảy máu bất thường từ tử cung.

Chị em nên khám phụ khoa định kỳ hàng năm. (Ảnh minh họa)

Chị em nên khám phụ khoa định kỳ hàng năm. (Ảnh minh họa)

Các vấn đề bác sĩ phụ khoa có thể xử lý bao gồm:

- Các vấn đề liên quan đến mang thai, khả năng sinh sản, kinh nguyệt và mãn kinh

- Kế hoạch hóa gia đình, bao gồm tránh thai, triệt sản và chấm dứt thai kỳ

- Các vấn đề với các cơ quan vùng chậu

- Bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Hội chứng buồng trứng đa nang

- Tiểu tiện không tự chủ

- Các tình trạng lành tính của đường sinh sản, ví dụ như u nang buồng trứng, u xơ, loét âm hộ và âm đạo,...

- Các tình trạng tiền ung thư, chẳng hạn như tăng sản nội mạc tử cung và chứng loạn sản cổ tử cung

- Ung thư đường sinh sản và vú, và các khối u liên quan đến mang thai

- Bất thường bẩm sinh của đường sinh sản nữ

- Các vấn đề sức khỏe liên quan đến các mối quan hệ đồng giới và song tính

- Rối loạn chức năng tình dục

Điều gì xảy ra khi đi khám phụ khoa?

Điều gì xảy ra tại phòng khám phụ khoa phụ thuộc vào lý do thăm khám và tình trạng của từng cá nhân.

Nếu đây là lần khám đầu tiên của một phụ nữ trẻ, có thể bác sĩ sẽ chỉ trao đổi để biết được tình trạng sức khỏe và dự đoán xem liệu có những nguy cơ nào trong tương lai. 

Trong mọi lần khám phụ khoa, bạn cần ghi nhớ:

- Chia sẻ trung thực về các vấn đề sức khỏe và lối sống để bác sĩ hiểu rõ hơn tình hình và đưa ra phương án điều trị phù hợp

- Khám phụ khoa, bao gồm phết tế bào cổ tử cung, có thể gây khó chịu nhưng thường không đau

- Không cần thiết phải tẩy lông hoặc cạo lông trước khi thăm khám.

- Mùi "vùng kín" là tự nhiên, nếu nó có vấn đề bạn nên chia sẻ với bác sĩ

-Tốt nhất là tránh sinh hoạt tình dục, thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng băng vệ sinh trong 2 ngày trước khi khám phụ khoa.

3 bệnh của phụ nữ đến bác sĩ có lúc cũng phải bó tay
Những căn bệnh liên quan tới tâm lý này của chị em cần được nam giới hỗ trợ mới có thể "chữa" khỏi được.

Các vấn đề sức khỏe khác

HOÀNG THÙY. (Dịch từ ETToday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ