Cô gái trẻ liên tục thèm ăn, BS nói cả đời phải dùng thuốc vì thói quen xấu buổi sáng

Ngày 19/11/2018 19:00 PM (GMT+7)

Thấy con gái gần đây đột nhiên ăn rất nhiều, đi vệ sinh liên tục lại rất hay khát nước, mẹ của Xiaoli đã quyết định đưa con gái tới Bệnh viện y học cổ truyền ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) để khám bệnh.

Vài ngày trước, Xiaoli được mẹ đưa đến Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Quốc tại tỉnh Chiết Giang. Bà mẹ rất lo lắng vì 3,4 tháng nay con gái bà ăn rất nhiều, luôn cảm thấy ăn không đủ.

“Tôi luôn thèm ăn mỗi ngày và không bao giờ đủ thỏa mãn”, XiaoLi nói. Mẹ cô gái cũng cho biết Xiaoli không chỉ ham ăn hơn mà cô cũng uống nước rất nhiều, không bao giờ cảm thấy đã khát và cũng đi vệ sinh liên tục.

Cô gái trẻ liên tục thèm ăn, BS nói cả đời phải dùng thuốc vì thói quen xấu buổi sáng - 1

Xiaoli gần đây thường ăn rất nhiều và liên tục thèm ăn. (Ảnh minh họa)

Khi nghe thấy những triệu chứng khát nước, đói, đi tiểu thường xuyên, bác sĩ Zhu Bing ngay lập tức nhận ra đây là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Kết quả kiểm tra sau đó đã cho thấy nhận định của bác Zhu Bing hoàn toàn đúng.

Bệnh tiểu đường vốn thường được coi là bệnh của người già, Xiaoli mới 20 tuổi nhưng đã mắc phải căn bệnh này. Bác sĩ Zhu cũng rất buồn khi phải thông báo với bệnh nhận rằng căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi bệnh nhân trải qua quá trình điều trị, nó chỉ có tác dụng giúp bệnh nhận tránh việc phải dùng thuốc thường xuyên.

“Ngay cả khi bạn không phải dùng thuốc nữa nhưng nếu không chú ý, bạn có thể sẽ vẫn phải dựa vào thuốc để sống cả đời.” bác sĩ Zhu nói.

Nói cách khác, Xiaoli sẽ phải sống chung với bệnh tiểu đường suốt đời. Những người mắc bệnh nếu không chủ động kiểm soát lượng đường trong máu có thể gây ra các biến chứng như đục thủy tinh thể, bệnh tim, đột quỵ, cắt cụt tay chân, suy thận.

Nguyên nhân nào khiến Xiaoli mắc bệnh tiểu đường?

Xiaoli mắc bệnh tiểu đường khi còn rất trẻ, đây là ca bệnh khá hiếm gặp. Vậy nguyên nhân khiến cho Xiaoli mắc bệnh là gì?

Một trong những nguyên nhân hàng đầu là do di truyền. Bác sĩ Zhu nói rằng có thể người thân của Xiaoli mắc bệnh tiểu đường nên cô cũng bị ảnh hưởng từ gen. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu kỹ, bác sĩ Zhu khẳng định nguyên nhân gây bệnh của cô gái trẻ không phải chỉ do di truyền mà còn bắt nguồn từ một thói quen rất xấu trong thời gian dài: không ăn sáng.

Xiaoli cũng thừa nhận rằng trong 4,5 năm qua, cô chưa bao giờ ăn sáng, vì hầu như ngày nào cô cũng thức khuya và dậy muộn nên thường bỏ bữa luôn hoặc dù dậy sớm nhưng cô cũng không muốn ăn. 

Cô gái trẻ liên tục thèm ăn, BS nói cả đời phải dùng thuốc vì thói quen xấu buổi sáng - 2

Bác sĩ Zhu Bing.

Bác sĩ Zhu giải thích: Không ăn sáng có thể khiến lượng calo của chúng ta bị gián đoạn, gây hạ đường huyết. Vì buổi sáng không ăn nên bữa trưa và bữa tối cần phải bù đắp lượng calo còn thiếu, nên khi đó sẽ dễ ăn quá nhiều, làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, ảnh hưởng đến việc điều tiết insulin suốt cả ngày, làm rối loạn chuyển hóa cuối cùng có thể phát triển thành bệnh tiểu đường.

Vì vậy, Tiến sĩ Zhu cũng muốn nhắc nhở mọi người, đặc biệt nếu gia đình có người mắc bệnh tiểu đường như Xiaoli, cần chú ý đến lối sống và chế độ ăn uống. Không được bỏ bữa sáng, ăn ba bữa ăn phải đúng giờ. Ăn nhiều ngũ cốc thô hơn, ăn trái cây vừa phải. Hạn chế đồ ngọt và nước ngọt.

Các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường

1. Đột nhiên ăn nhiều hơn

Sau khi khởi phát bệnh tiểu đường, bệnh nhân thường thấy đói do mất một lượng lớn đường trong cơ thể, cần bổ sung năng lượng qua việc ăn uống. Dó đó người bệnh sẽ ăn uống rất nhiều. 

2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Đi tiểu nhiều lần trong ngày sẽ xuất hiện trong hầu như tất cả bệnh nhân tiểu đường, một số bệnh nhân một đêm có thể đi tiểu nhiều lần nên không thể ngủ ngon. Nguyên nhân là do nồng độ glucose trong máu cao ở những bệnh nhân tiểu đường trong cơ thể, dẫn đến tăng nước tiểu được thải ra, gây ra việc đi tiểu liên tục.

3. Thường xuyên thấy khát nước

Do sự gia tăng việc đi vệ sinh ở bệnh nhân tiểu đường nê cơ thể mất quá nhiều nước. Việc mất nước có thể kích thích trung tâm thần kinh, dẫn đến liên tục thấy khát và uống rất nhiều nước.

4. Giảm cân bất thường

Khi bị bệnh tiểu đường, insulin được sản xuất trong cơ thể bị thiếu hoặc giảm độ nhạy cảm insulin, không thể tận dụng tối đa đường, chất béo và protein để phân hủy, dẫn đến cơ thể tiêu thụ carbohydrate, chất béo và protein lớn, cùng với sự mất nước nên khiến bệnh nhân bị giảm cân.

Nữ sinh 22 tuổi bị bệnh tiểu đường chỉ vì thường xuyên ăn… bánh mì
Bánh mì là một trong những loại thực phẩm quen thuộc đối mọi gia đình. Bánh mì có thể dùng để ăn vặt hoặc dùng để ăn trong bữa chính với các loại...
Hoàng Dương (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường.