Biểu hiện bệnh tiểu đường là gì? Làm sao để nhận biết

Ngày 09/07/2018 08:00 AM (GMT+7)

Thường xuyên khát nước và hay đi tiểu là một trong những biểu hiện bệnh tiểu đường. Khi có quá nhiều glucose (đường) trong máu, thì bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn trong ngày.

Tiểu đường là căn bệnh không ít người mắc phải và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Làm sao để có thể phát hiện sớm bệnh tiểu đường? Thực tế bạn hoàn toàn có thể dựa vào các biểu hiện bệnh tiểu đường rất dễ nhận thấy dưới đây.

Bài viết bao gồm:

1. Bệnh tiểu đường là gì?

2. Biểu hiện bệnh tiểu đường 

3. Làm gì khi bị tiểu đường?

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?

Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường, miêu tả một nhóm bệnh xảy ra khi một người có lượng đường trong máu cao (đường huyết), có lượng insulin không đủ hoặc các tế bào trong cơ thể không phản ứng đúng cách với insulin.

Bệnh tiểu đường thường xuất hiện những triệu chứng rất nhẹ hoặc không phát triển bất kì triệu chứng nào. Đó cũng là lí do khiến nhiều người bệnh không phát hiện ra biểu hiện bệnh tiểu đường để có hướng điều trị kịp thời. Điều này xảy ra phổ biến ở khoảng 50% số người mắc tiểu đường loại 2.

BIỂU HIỆN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Đi tiểu thường xuyên

Thường xuyên khát nước và hay đi tiểu là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường. Khi có quá nhiều glucose (đường) trong máu, thì bạn sẽ có cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn trong ngày.

Nếu insulin không hoạt động tích cực hoặc thiếu hụt insulin, thận của bạn sẽ không thể lọc glucose vào trong máu. Do đó, thận sẽ lấy nước trong máu để pha loãng glucose, vậy nên làm bàng quang đầy nước và thúc giục bạn tìm nhà vệ sinh.

Khát nước

Gần đây bạn có uống nhiều nước hơn không? Những người mắc bệnh tiểu đường thường uống nhiều nước hơn bình thường, là hậu quả của việc đi tiểu quá nhiều. Đây là cách đơn giản, nhanh chóng và trực tiếp nhất để thay thế lượng chất lỏng đã bị mất đi.

Biểu hiện bệnh tiểu đường là gì? Làm sao để nhận biết - 1

Đói dữ dội

Vì insulin trong máu của bạn không hoạt động đúng cách, hoặc bạn đang bị thiếu hụt insulin, nên các tế bào trong cơ thể sẽ không nhận được năng lượng đầy đủ, khiến bạn rơi vào trạng thái đói. Đó là lí do cơ thể bạn yêu cầu nạp nhiều năng lượng hơn bằng cách ăn nhiều hơn.

Tăng cân

Đây chính là kết quả của triệu chứng đói nêu trên, do bạn ăn mất kiểm soát để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Giảm cân bất thường

Triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Khi cơ thể bạn không tạo ra insulin, nó sẽ tìm các nguồn năng lượng khác để thay thê. Mô cơ và chất béo khi ấy sẽ bị phá vỡ để chuyển hóa thành năng lượng, gây ra tình trạng sụt cân nhanh chóng.

Mệt mỏi gia tăng

Nếu insulin không hoạt động bình thường hoặc không có đủ, glucose sẽ không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng cho chúng được. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bơ phờ kể cả vào những giờ đáng nhẽ phải tích cực nhất.

Hay cáu gắt

Cáu gắt cũng là một hệ quả của việc thiếu năng lượng và là biểu hiện bệnh tiểu đường mà ít ái nhận ra.

Mờ mắt

Điều này xảy ra khi mạch máu hoặc chất lỏng rò rỉ vào mắt, ảnh hưởng đến khả năng quan sát của mạch. Những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề như đục thủy tinh thể hoặc mù.

Vết thương lâu lành

Khi có quá nhiều glucose trong cơ thể, khả năng chữa lành vết thương (như vết cắt, vết bầm tím …) bị giảm sút.

Nhiễm trùng da và/hoặc nấm men

Khả năng phục hồi do nhiễm trùng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng glucose trong cơ thể. Đặc biệt là đối với phụ nữ, khi mắc bệnh tiểu đường, khả năng phục hồi sau nhiễm trùng bàng quang hoặc âm đạo là vô cùng khó khăn.

Ngứa da

Cảm giác ngứa ngáy trên da đôi khi cũng là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Nướu răng chuyển màu đỏ và/hoặc sưng lên, chân răng lỏng

Nếu nướu của bạn mềm, đỏ hoặc sưng lên thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, răng bạn khi ấy sẽ cảm thấy lung lay rõ rệt.

Biểu hiện bệnh tiểu đường là gì? Làm sao để nhận biết - 2

Bệnh về nướu, thường xuyên nhiễm trùng nướu

Cũng như các triệu chứng về nướu bên trên, khả năng nhiễm trùng nướu và các bệnh về răng miệng  sẽ tăng cao.

Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới

Nam giới ở độ tuổi trên 50 dễ bị rối loạn tình dục (rối loạn chức năng cương dương) nếu mắc bệnh tiểu đường.

Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân

Lượng đường quá nhiều trong cơ thể có thể khiến thần kinh của bạn bị tổn thương, do ảnh hưởng của nó đến các mạch máu nhỏ xíu dẫn đến dây thần kinh. Đó là lí do khiến bạn cảm thấy tê hoặc ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân.

LÀM GÌ KHI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bước quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm biểu hiện bệnh tiểu đường để điều trị nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Thay đổi lối sống là cách hữu hiệu nhất để cải thiện tình trạng mọi loại bệnh, và tiểu đường cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, khi những cố gắng thay đổi về mặt sinh hoạt cũng như ăn uống không thành công, thì việc uống thuốc sẽ được áp dụng. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không thể sử dụng thuốc uống để điều trị, thay vào đó là dùng insulin.

Những cách chữa đau dạ dày cấp tốc bằng thứ có ngay trong nhà bạn
Đau dạ dày là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất, nguyên nhân gây nên những cơn đau dai dẳng. Với các phương pháp tự nhiên dưới đây, bạn sẽ không cần...
Hoàng Lan (Dịch từ Medical News Today)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường.