Một câu chuyện có thật xảy ra ở Bệnh viện Đông Khê thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), 4 người con trong một gia đình, 2 người con trai bị ung thư gan, 2 người con gái nhiễm virus viêm gan B.
Cô Ái Quyên là một người phụ nữ nông thôn 50 tuổi, cô có 2 cậu con trai và 2 cô con gái. “Khi những đứa trẻ còn nhỏ, 2 vợ chồng họ rất vất vả, may mắn chúng đều trưởng thành, vợ chồng cô Ái Quyên giờ chỉ cần ngồi hưởng phúc”, những người hàng xóm khi gặp đều nói về gia đình cô Ái Quyên như vậy. Tuy nhiên, từ cuối năm ngoái, mọi người trong thôn không nói như vậy nữa, bởi vì gia đình cô Ái Quyên đã gặp phải một bất hạnh lớn.
Đầu tiên là cậu con trai cả 26 tuổi, một thời gian cậu luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không có sức lực, mọi người trong gia đình cũng không biết chuyện gì đang xảy ra. Lúc này mới đưa cậu đến bệnh viện địa phương để kiểm tra, bác sĩ nghi ngờ cậu bị ung thư, kiến nghị gia đình chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Đông Khê thành phố Hàng Châu.
Bác sĩ kiểm tra, 2 người con trai bị ung thư gan, 2 người con gái bị nhiễm virus viêm gan B
Bác sĩ Qua Kiến Xuân, trưởng Khoa Tiêu hóa gan mật của Bệnh viện Đông Khê cũng chẩn đoán, con trai cả của cô Ái Quyên bị bệnh ung thư gan, nhưng cậu đã mất đi cơ hội phẫu thuật. Sau khi nghe kết quả, cô Ái Quyên đã ngã xuống đất và ngất. Tuy nhiên, bi kịch của gia đình cô Ái Quyên vẫn chưa kết thúc.
Điều quan trọng cần biết là 85% bệnh nhân ung thư gan ở Trung Quốc có liên quan đến nhiễm virus viêm gan B. Lây truyền từ mẹ sang con là một trong những cách lây nhiễm virus viêm gan B chủ yếu. Do đó, bác sĩ đã đề nghị các thành viên trong gia đình cô Ái Quyên nên làm các kiểm tra liên quan. Kết quả khiến cả gia đình cô Ái Quyên như ngạt thở: đứa con trai thứ 2 cũng phát hiện ung thư gan nguyên phát, may mắn có thể phẫu thuật, còn 2 cô con gái đều mang virus viêm gan B.
Trong thời gian điều trị tại bệnh viện, bác sĩ Qua Kiến Xuân cũng cảnh báo mẹ con cô Quyên, mỗi năm đi kiểm tra sức khỏe 1 lần là không đủ, kiến nghị cứ nửa năm đi kiểm tra chức năng gan, virus DNA, alpha-fetoprotein, siêu âm gan B và các xét nghiệm liên quan khác. Để tìm kịp thời phát hiện bệnh, và được điều trị sớm.
Đứa con trai thứ 2 của cô Quyên cũng thừa nhận, cách đây 7 năm cậu cũng đã kiểm tra và phát hiện nhiễm virus viêm gan B. Bởi vì mỗi năm đi kiểm tra chức năng gan đều bình thường và cơ thể không cảm thấy khó chịu, do đó cả cậu và gia đình đều coi thường căn bệnh này và không chú ý nhiều. Không ngờ, viêm gan đã dần tiến triển thành xơ gan và cuối cùng là ung thư gan, căn bệnh gần như đã lấy đi tuổi trẻ của anh.
Virus viêm gan B không được điều trị kịp thời dẫn đến xơ gan và ung thư gan
Bác sĩ Qua Kiến Xuân cho biết: Viêm gan B được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không gây ra triệu chứng gì cho đến khi gan của người bệnh đã tổn hại nặng sau nhiều năm mắc bệnh”.
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là do nhiễm một loại virus tên là virus viêm gan B. Virus này lây lan qua quan hệ tình dục với người bị nhiễm và dùng kim tiêm chưa được khử trùng. Chúng cũng có thể lây truyền thông qua đường máu và dịch của cơ thể người bị nhiễm (như tinh dịch, chất tiết ra từ âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, mủ từ vết thương). Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh cũng có thể truyền bệnh cho con.
Cách phòng ngừa Bệnh viêm gan B
Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Tiêm chủng viêm gan B là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh này ở trẻ em, hiệu quả có thể đạt đến trên 95% ở trẻ em. Nên cho các cháu tiêm càng sớm càng tốt và tiêm đủ ba mũi. Đối với người lớn, cần làm xét nghiệm trước khi chủng ngừa. Nếu chưa bị bệnh cũng chỉ cần tiêm 3 mũi. Trường hợp quên mũi thứ ba thì trong thời gian 3 năm (kể từ khi thực hiện mũi thứ hai) có thể tiêm tiếp mà không cần lặp lại từ đầu. Khi phát hiện đã bị bệnh, nên theo dõi và điều trị, không cần tiêm chủng.
Ngoài chủng ngừa, chúng ta còn có thể ngừa HBV bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
- Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
- Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
- Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
- Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
- Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.