100 cán bộ, nhân viên y tế tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở Hà Nội đã được tiêm những mũi vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên, họ đều là những người ở tuyến đầu chống dịch.
Sáng ngày 8/3, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh đã tổ chức tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho những cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia chống dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn – Trưởng Đoàn kiểm tra công tác triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã trực tiếp có mặt giám sát buổi tiêm.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn họp tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong sáng 8/3 về vấn đề tiêm vắc xin phòng COVID-19
BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết sẽ bố trí 3 bàn tiêm tại Phòng Tiêm chủng, Trung Tâm Phòng chống dịch của bệnh viện.
100 cán bộ, nhân viên y tế được tiêm vắc xin COVID-19 lần này đều là những người trực tiếp tiếp nhận, chăm sóc, điều trị hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Cụ thể là cán bộ trực tiếp tham gia điều trị cho bệnh nhân COVID-19 của Khoa Cấp Cứu; Khoa Hồi Sức tích cực; Khoa Nội Tổng hợp; Khoa Virus Ký Sinh trùng; Khoa khám bệnh Kim Chung: Khoa Nhi; Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp; Khoa Viêm Gan và các Khoa Cận Lâm sàng: Khoa Dược; Khoa Chẩn đoán hình ảnh; Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử, Khoa Huyết học Truyền máu; Khoa Gây mê và các Phòng chức năng: Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Tài Chính kế toán; Phòng Vật tư Trang thiết bị Y tế; Phòng công tác xã hội; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Công nghệ Thông tin; Viện Đào tạo và Nghiên cứu Bệnh nhiệt đới…
Lấy thông tin, đồng thời khám sàng lọc rất kỹ lưỡng trước khi tiêm.
“Với những mũi tiêm chủng cho các thầy thuốc của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hôm nay, chúng tôi hy vọng rằng tập thể thầy thuốc của Bệnh viện sẽ thêm vững tâm để cống hiến trí lực và tâm huyết cho cuộc chiến chống COVID-19”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng cho biết đợt tiêm vắc xin phòng COVID-19 lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc. Đây là sự đầu tư rất lớn của Chính phủ để phòng, chống dịch hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước.
Những mũi tiêm đầu tiên tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương dành cho cán bộ y tế.
Bộ Y tế kêu gọi người dân trên cả nước đến lượt mình hãy đi tiêm phòng COVID-19 để bảo vệ cho cá nhân, người thân, vì một cộng đồng khỏe mạnh, để đất nước chúng ta sớm quay trở lại với cuộc sống bình thường.
“Không có vắc xin nào an toàn 100% và không có vắc xin nào có tác dụng phòng bệnh 100%. Do vậy muốn bảo vệ xã hội khỏi nguy cơ mắc COVID-19, đồng thời với tiêm chủng chúng ta cần thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế). Tôi tin tưởng rằng, thực hiện tốt những điều này chúng ta nhất định sẽ chặn đứng COVID-19”, ông Thuấn nói.
Tất cả những nhân viên, cán bộ y tế bệnh viện sau khi tiêm sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe sau ít nhất 30 phút theo quy định.
Ai là người tiêm vắc xin COVID-19 đầu tiên tại TPHCM?
Nữ bác sĩ trẻ 28 tuổi Dư Lê Thanh Xuân đang công tác tại Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực - chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, sẽ là người được chọn tiêm vắc xin đầu tiên vào sáng nay 8/3.
Theo lịch trước đó, nữ bác sĩ Thanh Xuân được xếp lịch tiêm vào buổi chiều theo thứ tự của khoa, tuy nhiên ban giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM quyết định ưu tiên phụ nữ tiêm trước, trong đó bác sĩ Xuân là người được tiêm mũi đầu tiên trong ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Vắc xin phòng COVID-19 được đóng vào thùng xốp ở nhiệt độ 2 đến 8 độ C trước khi đưa tới điểm tiêm- ảnh L.N
Chia sẻ với báo chí, bác sĩ Xuân cho biết hồi hộp vì là người đầu tiên được tiêm mũi vắc xin này. Bác sĩ Thanh Xuân được biết đến hai lần hoãn cưới với bác sĩ Nguyễn Văn Thành Được, cùng công tác tại Khoa Cấp cứu hồi sức chống độc người lớn của bệnh viện này do phải tham gia chống dịch COVID-19.
Vắc xin AstraZeneca đã sẵn sàng đến với điểm tiêm ở Hà Nội, Hải Dương và TPHCM sáng nay 8.3-ảnh L.N
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu- Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, hôm nay sẽ có 900 y bác sĩ của bệnh viện tiêm vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19. Bệnh viện đã phân ra 7 đối tượng để tiêm vắc xin AstraZeneca vừa được Công ty CP Vắc xin Việt Nam- VNVC nhập về ngày 24/2 vừa qua. Trong đó gồm có các khoa Nhiễm D, Khoa Cấp cứu, Phòng công tác xã hội, Khoa Khám bệnh, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc người lớn; phòng xét nghiệm sinh học phân tử và lãnh đạo Ban giám đốc cùng các trưởng phó khoa. Thời gian tiêm vào sáng 8/3 với hai ca, buổi sáng và buổi chiều. Trước đó, tối 7/3 PGS-TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến bệnh viện kiểm tra công các chuẩn bị nhân sự, vật lực để sẵn sàng tiêm vắc xin vào sáng nay.
Vắc xin phòng COVID-19 sẽ được tiêm cho 900 nhân viên y tế BV Bệnh Nhiệt đơi TPHCM vào sáng nay- ảnh L.N
Cũng trong sáng nay tại Hà Nội, dự kiến, khoảng 100 cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Cơ sở 2 sẽ được tiêm vắc xin AstraZeneca. Đây là những cán bộ, nhân viên y tế trực tiếp tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Cùng với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong sáng 8/3, tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cũng sẽ thực hiện tiêm những mũi vắc xin AstraZeneca đầu tiên
Theo Tiền Phong
Cận cảnh những liều vaccine AstraZeneca tại điểm tiêm đầu tiên ở Hà Nội
Tại Hà Nội, xe chuyên dụng đưa vaccine đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 từ sáng sớm nay. Gần 8h, vaccine được vận chuyển tới điểm tiêm (Trung tâm Tiêm chủng) của Bệnh viện.
Sáng 8/3, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia phối hợp với hệ thống tiêm chủng VNVC bắt đầu thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Hải Dương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương dưới sự giám sát của các đoàn công tác của Bộ Y tế do các Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Xuân Tuyên và Trần Văn Thuấn dẫn đầu.
Đối tượng được ưu tiêm trong đợt tiêm đầu tiên này là lực lượng chủ chốt ở tuyến đầu thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn bệnh, bao gồm nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên làm công tác truy vết, xét nghiệm, người làm việc tại khu cách ly, tổ COVID-19 cộng đồng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, lực lượng công an, quốc phòng tại các địa phương trên.
6h15 sáng nay xe chuyên dụng chở 3 thùng vaccine AstraZeneca phòng CoVID-19 rời kho tổng VNVC tại quận Phú Nhuận, 45 phút sau tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
Ba thùng vaccine đã được đưa ngay vào kho lạnh, khoa Dược, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, để đảm bảo bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC. BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện, cho biết tuỳ theo tiến độ, hôm nay sẽ có khoảng 100 nhân viên y tế của Bệnh viện tiêm vaccine này.
Cùng lúc, ở Hà Nội, xe chuyên dụng cũng đưa vaccine đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 từ sáng sớm nay, để chuẩn bị tiêm. Gần 8h, những thùng vaccine đã được vận chuyển tới điểm tiêm (Trung tâm Tiêm chủng) của Bệnh viện.
Vaccine được niêm phong, bảo quản chặt chẽ.
Bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm tiêm chủng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, hôm nay sẽ tiêm cho 100 cán bộ nhân viên y tế Bệnh viện. Dự kiến sáng tiêm 50 liều và chiều tiêm 50 liều. 320 nhân viên y tế còn lại của Bệnh viện sẽ được tiêm trong đợt sau.
Để việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ, nhân viên Y tế diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã bố trí 3 bàn tiêm tại Trung tâm Phòng chống dịch với đầy đủ các phương tiện, kỹ thuật cần thiết để theo dõi sát người được tiêm.
Bàn giao thùng vaccine cho đại diện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Trước khi tiêm, các cán bộ, nhân viên y tế sẽ được khám sàng lọc kỹ lưỡng. Nếu bị ho, sốt, khó thở sẽ không tiến hành tiêm. Sau khi tiêm, người được tiêm phải ở lại theo dõi 30 phút và theo tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24h. Đối với trường hợp cấp cứu phải theo dõi tiếp 24h tại Bệnh viện.
Cận cảnh những liều vaccine COVID-19 của hãng AstraZeneca đã "cập bến" Bệnh viện.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện đơn vị này có Phòng Tiêm chủng phục vụ các loại vaccine cập nhật nhất. Phòng Tiêm chủng vaccine có hệ thống kho lạnh đảm bảo an toàn cho tất cả các loại vaccine, kể cả các loại vaccine đòi hỏi tiêu chuẩn âm sâu đến 70 độ C.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca sử dụng lần này là vaccine mới, vì vậy ngành y tế các cấp cũng đã chuẩn bị tốt nhất cho tình huống có thể xảy ra.
Tại tất cả các điểm tiêm, công tác chuẩn bị đã được thực hiện chu đáo, hộp chống sốc được trang bị đầy đủ để xử trí tại chỗ kịp thời. Các bệnh viện cũng đã sẵn sàng tổ chức các đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các điểm tiêm. Do yêu cầu của công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong quá trình triển khai tiêm chủng lần này, ngoài đảm bảo an toàn tiêm chủng, các địa phương phải tuân thủ nghiêm các quy chuẩn kỹ thuật phòng lây nhiễm SARS-COV-2.
Vaccine phòng COVID-19 sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên này là vaccine của AstraZeneca, một trong ba vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số lượng 117.600 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca được Bộ Y tế phối hợp với VNVC (đơn vị cung ứng, tiếp nhận lô vaccine này) khẩn trương vận chuyển từ đơn vị cung ứng đến các địa phương ngay sau khi vaccine được rà soát hồ sơ và kiểm định tính an toàn. Vaccine được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ 2-8 độ C và được giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm, sẵn sàng đưa vào sử dụng. |
Theo Gia đình và xã hội
Vắc-xin COVID-19 "cập bến" Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM
Sáng 8-3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đã tiếp nhận 900 liều vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca và tiến hành tiêm ngay cho các nhân viên y tế.
7 giờ sáng 8-3, xe chuyển vắc-xin COVID-19 đã được VNVC chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM.
Xe chở vắc-xin COVID-19 đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
Đoàn chuyển giao vắc-xin
Vắc-xin được đem đến khu vực kho chứa vắc-xin thuộc khoa Dược
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết mọi khâu chuẩn bị đã sẵn sàng, chỉ cần chờ vắc-xin được giao tới là có thể triển khai tiêm ngay.
Vắc-xin được đưa vào Khoa Dược
Khoa Dược tiếp nhận thùng vắc-xin
AstraZeneca là vắc-xin COVID-19 được phát triển bởi hãng được AstraZeneca và Đại học Oxford (Vương Quốc Anh). Đây là đợt vắc-xin đầu tiên được nhập khẩu về Việt Nam thông qua chương trình COVAX do Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng đứng đầu.
Theo Người lao động
Sáng nay, bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 tại các điểm nào?
Sáng nay (8/3), tại 1 số cơ sở điều trị COVID-19 và Hải Dương sẽ bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho cán bộ y tế và người dân. Việc tiêm chủng sẽ được giám sát chặt chẽ vì đây là vắc xin mới.
Sáng 8/3, 100 nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) - nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 được tiêm vắc xin COVID-19.
Đây là những người trực tiếp tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn – Trưởng Đoàn kiểm tra công tác triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ trực tiếp có mặt giám sát buổi tiêm.
BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã bố trí 3 bàn tiêm tại Phòng Tiêm chủng, Trung Tâm Phòng chống dịch của bệnh viện, với đầy đủ các phương tiện, kỹ thuật cần thiết để theo dõi sát người được tiêm, đảm bảo an toàn cho người tiêm.
Trước khi tiêm, các cán bộ, nhân viên y tế sẽ được khám sàng lọc kỹ lưỡng. Nếu bị ho, sốt, khó thở sẽ không tiến hành tiêm. Sau khi tiêm, người được tiêm phải ở lại theo dõi 30 phút và theo tiếp tục theo dõi tại nhà trong 24h. Đối với trường hợp cấp cứu phải theo dõi tiếp 24h tại Bệnh viện.
BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện đơn vị này có Phòng Tiêm chủng phục vụ các loại vắc xin cập nhật nhất. Phòng Tiêm chủng vắc xin có hệ thống kho lạnh đảm bảo an toàn cho tất cả các loại vắc xin, kể cả các loại vắc xin đòi hỏi tiêu chuẩn âm sâu đến 70 độ C.
Hai điểm tiêm vắc xin COVID-19 khác là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM sẽ do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn giám sát và 1 điểm khác tại Hải Dương do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên giám sát.
Tại Hải Dương, sáng 8/3 sẽ tiêm vắc xin cho 80 người, bao gồm 50 người tại Trung tâm Y tế TP.Hải Dương và 30 người tại Trung tâm Y tế huyện Kim Thành.
Danh sách người được tiêm đợt đầu cần lựa chọn nhiều thành phần như cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị, tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19, tổ "Covid cộng đồng", lực lượng truy vết, lấy mẫu xét nghiệm.
Công tác lập danh sách, quản lý người được tiêm cần thực hiện chặt chẽ và sử dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, phụ nữ sẽ được ưu tiên tiêm trước.
Hải Dương là một trong 13 tỉnh, thành phố của cả nước được tiêm vắc xin COVID-19 đợt đầu tiên. Tỉnh này được phân bổ 33.000 liều vắc xin AstraZeneca ngừa COVID-19. Tỉnh Hải Dương yêu cầu phải rà soát thật kỹ lưỡng, nhất quán, xác định các trường hợp ưu tiên tiêm vắc xin chính xác, dân chủ, công khai, không để xảy ra tiêu cực, dư luận không tốt trong quá trình thực hiện. Việc tổ chức tiêm chủng phải bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.
Tại TP.HCM trong ngày 8/3 cũng tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Lần này, TP.HCM được phân 8.000 liều vắc xin COVID-19.
13 tỉnh, TP có dịch tiêm vắc xin COVID-19 trong tháng 3
Theo Bộ Y tế, 13 tỉnh thành phố hiện đang có dịch sẽ được triển khai tiêm vắc xin COVID-19, gồm: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình, Gia Lai, Bình Dương, Điện Biên và Hà Giang.
Thời gian triển khai trong tháng 3-4/2021.
Các đợt tiêm chủng tiếp theo sẽ được triển khai căn cứ theo tiến độ cung ứng vắc xin thực tế. Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể theo từng đợt.
Những đối tượng được tiêm đợt 1: Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch gồm: Nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19; người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc ở khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ COVID19 dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên, cán bộ lấy mẫu xét nghiệm; quân đội, công an.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho nhân viên y tế toàn quốc tại 700 điểm cầu ngày 6/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, do vắc xin Covid-19 là vắc xin mới, ra đời nhanh nhất, được đưa vào sử dụng nhanh nhất nên các nhà nghiên cứu, sản xuất đều chưa có thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu quả phòng dịch. Các vắc xin Covid-19 có mức độ bảo vệ, thời gian bảo vệ khác nhau. Có vắc xin hiệu lực bảo vệ của vắc xin được 1 năm, có vắc xin chỉ 6 tháng.
Vì vậy, Bộ Y tế xác định, song song với việc nhập khẩu vắc xin Covid-19 cần phải đẩy mạnh sản xuất vắc xin Covid-19 trong nước, đảm bảo an ninh vắc xin lâu dài.
"Thời gian theo dõi ngắn nên những phản ứng sau tiêm có thể xảy ra, kể cả phản ứng có lợi lẫn bất lợi. Ngay cả vắc xin quen thuộc, đã sử dụng lâu cũng có thể xảy ra các phản ứng không tốt. Vì vậy, việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 mới này cần triển khai thận trọng", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Dân Việt