Dấu hiệu suy thận và cách điều trị

Ngày 18/09/2018 08:00 AM (GMT+7)

Máu đột ngột không được hoặc bị giảm lưu lượng cung cấp cho thận hoặc các vấn đề về tiểu tiện có thể dẫn đến tình trạng suy thận.

Suy thận ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe người bệnh, nguy cơ tử vong cực kì cao.

Suy thận là gì?

Thận là một cặp tạng nằm ở phía lưng dưới, mỗi quả thận nằm ở một bên cột sống khác nhau. Chức năng chính của thận là lọc máu và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Từ thận, độc tố sẽ được “gửi” đến bàng quang, sau đó cơ thể sẽ loại bỏ chúng bằng cách thải ra môi trường.

Suy thận xảy ra khi thận mất khả năng lọc chất thải từ máu một cách toàn diện. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của thận như:

- Tiếp xúc với các chất ô nhiễm, độc hại đến từ môi trường;

- Dị ứng hoặc tác dụng phụ với thuốc;

- Gặp một số bệnh cấp và mãn tính;

- Mất nước nghiêm trọng;

- Chấn thương ở thận.

Cơ thể của bạn trở nên quá tải với độc tố nếu thận không thể hoàn thành nhiệm vụ vốn có của chúng. Điều này sẽ dẫn đến suy thận, thậm chí là đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị.

Dấu hiệu suy thận và cách điều trị - 1

Dấu hiệu suy thận

Thường xuyên mệt mỏi, ít năng lượng và gặp khó khăn trong việc tập trung

Suy giảm chức năng thận nghiêm trọng sẽ dẫn đến việc tích tụ chất độc và tạp chất trong máu. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và khó tập tủng. Một biến chứng của bệnh thận là thiếu máu, từ đó gây ra tình trạng thiếu năng lượng, ốm yếu.

Gặp khó khăn khi ngủ

Khi thận không lọc đúng cách, các chất độc sẽ tồn tại trong máu thay vì rời khỏi cơ thể qua nước tiểu. Điều này sẽ khiến bạn khó ngủ, thậm chí là gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ và béo phì.

Khô rát và ngứa da

Thận khỏe mạnh sẽ làm nhiều công việc quan trọng, bao gồm loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giữ cho xương chắc khỏe và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong máu. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh về xương và khoáng chất – những bệnh đi kèm với bệnh thận, đặc biệt là suy thận, khi chúng không còn giữ được sự cân bằng hợp lí của khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.

Thường xuyên đi tiểu

Nếu bạn cảm thấy cần đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận. Khi các bộ lọc của thận bị hư hỏng, nó sẽ “thôi thúc” bạn phải đi vệ sinh. Đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt phì đại ở nam giới.

Dấu hiệu suy thận và cách điều trị - 2

Đi tiểu ra máu

Thận khỏe mạnh sẽ giữ lại các tế bào máu trong cơ thể khi lọc chất thải khỏi máu để tạo ra nước tiểu. Nhưng một khi bộ lọc thận bị hư hại, các tế bào máu này sẽ bắt đầu “rò rỉ” ra nước tiểu. Ngoài việc báo hiệu bệnh thận, máu trong nước tiểu cũng báo hiệu các khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng nữa.

Đi tiểu ra bọt

Bong bóng xuất hiện nhiều trong nước tiểu, đặc biệt là chúng khiến bạn phải đi nhiều lần mới biến mất – là một biểu hiện của protein trong nước tiểu. Bọt này giống như bọt lúc bạn đánh trứng. Nó là loại protein phổ biến được tìm thấy trong nước tiểu, albumin và trứng.

Xuất hiện bọng mắt dai dẳng

Bọng quanh mắt có thể là do thận đã làm rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu, thay vì giữ nó trong cơ thể. Protein trong nước tiểu là dấu hiệu ban đầu cho thấy bộ lọc của thận đã bị tổn thương.

Sưng mắt cá chân và bàn chân

Suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến ùn ứ natri, gây sưng bàn chân và mắt cá chân. Sưng ở chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề về tĩnh mạch ở chân.

Chán ăn

Đây là một dấu hiệu rất ... chung chung, nhưng sự tích tụ chất độc do suy thận sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Hay bị chuột rút

Mất cân bằng điện giải do chức năng gan suy giảm khiến cơ bắp dễ bị co rút, ví dụ như nồng độ canxi và phốt pho thấp sẽ gây co thắt cơ.

Nguyên nhân suy thận

Những người bị suy thận thường gặp phải một trong số những nguyên nhân sau:

Mất lưu lượng máu đến thận

Máu đột ngột không được hoặc bị giảm lưu lượng cung cấp cho thận có thể khiến suy thận. Một số điều kiện gây ra là:

- Đau tim;

- Bệnh tim;

- Sẹo gan hoặc suy gan;

- Mất nước;

- Bỏng nặng;

- Dị ứng;

- Nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết.

Vấn đề thải nước tiểu

Khi cơ thể không thể loại bỏ nước tiểu, độc tố sẽ tích tụ và làm thận bị quá tải. Một số bệnh ung thư có thể chặn ống dẫn nước tiểu, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt (phổ biến ở nam giới), ung thư địa tràng, tử cung hoặc bàng quang.

Một số yếu tố khác gây ra vấn đề khi đi tiểu là:

- Sỏi thận;

- Tuyến tiền liệt bị mở rộng;

- Xuất hiện máu đông trong đường tiết niệu;

- Dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị hư tổn.

Một số tình trạng khác dẫn đến suy thận

- Xuất hiện máu đông trong hoặc xung quanh thận;

- Nhiễm trùng;

- Quá tải chất độc từ kim loại nặng;

- Hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất kích thích;

- Viêm mạch, viêm mạch máu;

- Lupus;

- Viêm cầu thận. viêm mạch máu nhỏ của thận;

- Hội chứng ure huyết tán huyết;

- Đa u tủy, ung thư tế bào plasma trong tủy xương;

- Xơ cứng bì;

- Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối;

- Thuốc hóa trị, thuốc điều trị ung thư;

- Thuốc nhuộm;

- Một số loại kháng sinh;

- Bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu suy thận và cách điều trị - 3

Cách điều trị suy thận

Chẩn đoán

Một số xét nghiệm sẽ được bác sĩ áp dụng để chẩn đoán căn bệnh này, bao gồm:

- Xét nghiệm nước tiểu: Đo số lượng tế bào bạch cầu và hồng cầu cũng như protein hoặc đường tràn vào nước tiểu.

- Đo khối lượng nước tiểu;

- Xét nghiệm mẫu máu;

- Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm, MRI, CT scan, ...;

- Xét nghiệm mẫu mô thận.

Điều trị

Có một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị suy thận, nhưng lựa chọn phương pháp nào phải phụ thuốc vào lí do gây bệnh.

- Lọc máu: Lọc máu không chữa khỏi bệnh thận, nhưng nó sẽ kéo dài sự sống cho bệnh nhân nếu họ áp dụng đúng lịch trình.

- Cấy ghép thận: Ưu điểm là thận mới sẽ có thể hoạt động hoàn hảo và không cần lọc máu nữa. Điểm bất lợi là bạn phải uống thuốc ức chế miễn dịch sau phẫu thuật, bao gồm nhiều tác dụng phụ khác và khả năng thành công của ca phẫu thuật không phải lúc nào cũng là 100%.

Nguy cơ suy thận nếu ăn nhiều quẩy chiên
Mới đây trên một số thông tin mạng cho biết ở Trung Quốc một thanh niên 26 tuổi tên là Tiểu Ngô, mỗi ngày anh ta đều chỉ biết đến làm việc kiếm tiền...
Hoàng Lan (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh suy thận