Nước tiểu có màu đỏ liệu có phải là dấu hiệu bệnh ung thư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp về những nguyên nhân gây ra màu sắc bất thường của nước tiểu.
Bạn đã bao giờ đi vệ sinh và nhìn xuống xem màu nước tiểu của mình chưa? Thỉnh thoảng kiểm tra màu nước tiểu có thể giúp bạn nhận biết một số vấn đề sức khỏe mà bạn có thể không bao giờ tưởng tượng được.
Màu nước tiểu có thể thay đổi theo một số yếu tố bao gồm thuốc, chế độ ăn uống hoặc tình trạng sức khỏe và mặc dù không phải lúc nào việc màu nước tiểu thay đổi cũng là do bệnh tật nhưng có một số trường hợp nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc bệnh chưa được chẩn đoán.
Bác sĩ Zhang Yong - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc sẽ liệt kê một số màu sắc bất thường ở nước tiểu mọi người nên chú ý.
1. Nước tiểu nâu sẫm, giống như nước trà đen
Nếu nước tiểu chuyển sang màu nâu sẫm, giống như trà đen, có thể do những nguyên nhân sau:
- Uống ít nước và nước tiểu cô đặc, khiến nước tiểu có màu nâu sẫm và vàng;
- Trong nước tiểu có một lượng nhỏ hồng cầu, chẳng hạn như tiểu máu, màu sắc cũng sẽ có màu nâu sẫm;
- Các bệnh lý về đường mật như quá trình bài tiết bilirubin vào nước tiểu cũng có thể khiến nước tiểu có màu nâu đen.
2. Nước tiểu màu đỏ cảnh báo bệnh gì?
Nước tiểu có màu đỏ có thể do chúng ta ăn phải một số loại thực phẩm khiến nước tiểu và phân có màu đỏ, chẳng hạn như thanh long ruột đỏ.
Một khả năng khác liên quan đến bệnh tật gọi là đi tiểu ra máu có nghĩa là tình trạng người bệnh đi tiểu ra máu đồng nghĩa với việc trong nước tiểu có một lượng hồng cầu bất thường nhất định. Đi tiểu ra máu có thể do một số bệnh lý như bệnh lý ở bàng quang: sỏi bàng quang, túi thừa, viêm bàng quang do virus, u bàng quang,... hoặc do bệnh lý ở niệu đạo - tuyến tiền liệt: phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến (ở nam giới), polyp niệu đạo (ở nữ giới).
Khi nhận thấy màu sắc của nước tiểu sai lệch, không trong suốt như bình thường mà có màu đỏ thì nên đi khám càng sớm càng tốt, để bác sĩ xác định xem nước tiểu có màu đỏ là nguyên nhân do bệnh lý hay liên quan đến chế độ ăn uống.
3. Tại sao nước tiểu có màu trắng đục?
Nước tiểu bình thường phải trong hoặc vàng nhạt. Nếu nó chuyển sang màu trắng, có thể có những khả năng sau:
- Trong nước tiểu có cặn cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng hệ tiết niệu, khiến cho một lượng lớn bạch cầu đào thải ra nước tiểu, bạch cầu bị vón cục và nổi trong nước tiểu như sương.
- Nước tiểu màu trắng sữa, có thể do có chylomicron trong nước tiểu, dẫn đến thay đổi màu sắc nước tiểu.
- Màu nước tiểu trắng xám có thể cho thấy trong nước tiểu có lẫn một số muối vô cơ hoặc quá trình bài tiết của một số viên sỏi, thường liên quan đến sỏi thận.
4. Nguyên nhân nước tiểu có màu xanh là gì?
Trên thực tế lâm sàng, màu sắc của nước tiểu màu xanh thường ít liên quan tới các bệnh lý mà thường liên quan đến thuốc hoặc thức ăn.
Ví dụ, xanh methylen thường được dùng trong y học, dung dịch thuốc này được thải ra từ nước tiểu có thể làm cho màu của nước tiểu có màu xanh lục. Tất nhiên, loại thuốc này nói chung là để giúp phát triển màu sắc, và nó không gây hại cho thận và toàn bộ cơ thể.
5. Nguyên nhân có thể gây ra nước tiểu đục là gì?
Nguyên nhân phổ biến nhất của nước tiểu đục là do nhiễm trùng như nhiễm trùng thận, nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một khi nước tiểu đục, trước tiên cần kiểm tra nước tiểu có chứa hồng cầu, bạch cầu, nitrit,… hay không để xác định xem có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Sau đó, tìm ra nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và tiến hành bước điều trị tiếp theo.
6. Lý do nước tiểu có mùi nặng là gì?
Nếu bạn thấy mùi nước tiểu không giống như bình thường, hoặc cảm thấy mùi nước tiểu gần đây rất nặng thì có thể liên quan đến thực phẩm chúng ta ăn như hành, tỏi,… Nếu ăn nhiều những thực phẩm này có thể gây ra mùi nước tiểu khá nặng.
Ngoài ra, đối với một số bệnh nhân tiểu đường, nước tiểu của họ nặng mùi là do trong nước tiểu có đường, sau khi lên men đường có thể có vị táo thối.
Nếu khoảng thời gian đi tiểu quá lâu trong thời gian dài, sau khi đi tiểu đứng một lúc có thể có mùi amoniac nặng hơn.
Tựu chung lại, ngay khi nhận thấy màu sắc hay tính chất nước tiểu của mình bất thường, bạn nên kịp thời đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá toàn diện, xác định cơ thể có bất thường hay không.