Đi tiểu buổi sáng có biểu hiện này cẩn thận “điềm báo” của bệnh thận, nhiều người không quan tâm

HÀ VŨ. - Ngày 09/01/2021 06:00 AM (GMT+7)

Việc làm đầu tiên của nhiều người khi thức dậy mỗi sáng là đi tiểu. Nếu lúc này phát hiện ra trong nước tiểu có nhiều bọt và lâu tan, bạn nên cẩn thận bởi đó có thể là dấu hiệu bệnh thận.

Nước tiểu đôi khi cũng có thể cảnh báo những vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn trong cơ thể. Vào buổi sáng, nếu bạn đi tiểu và thấy trong nước tiểu có nhiều bọt lâu tan, hãy cẩn thận bởi đó có thể là “điềm báo” cho bệnh thận.

1. Nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh thận

Sự hình thành bọt trong nước tiểu chủ yếu liên quan đến sức căng bề mặt của chất lỏng trong nước tiểu. Khi cơ thể ở những tình trạng sức khỏe khác nhau, thành phần của nước tiểu cũng sẽ thay đổi, có thể làm tăng sức căng bề mặt của nước tiểu, dễ xuất hiện sủi bọt. Khi mắc bệnh thận, người bệnh sẽ có triệu chứng tiểu đạm, biểu hiện là trên bề mặt nước tiểu có lớp bọt dày đặc, nước tiểu có bọt do hàm lượng đạm trong nước tiểu tăng cao bất thường.

Đi tiểu buổi sáng có biểu hiện này cẩn thận “điềm báo” của bệnh thận, nhiều người không quan tâm - 1

Ngoài nước tiểu có bọt, còn có các triệu chứng bất thường khác của thận, bạn có thể kết hợp tự kiểm tra như:

- Phù nề: Thận là cơ quan chuyển hóa nước trong cơ thể, thận không tốt sẽ khiến nước không thể đào thải kịp thời ra ngoài và tích tụ lại trong cơ thể. Một số người buổi sáng thức dậy thấy mắt, bàn chân sưng phù thì cần xem xét nguyên nhân do thận.

- Thay đổi lượng nước tiểu: Trong trường hợp bình thường, lượng nước tiểu hàng ngày của một người trưởng thành trong khoảng 1000-2000 ml, dù lượng nước tiểu tăng hay giảm đều có thể là biểu hiện của bệnh thận. Đặc biệt là chứng tiểu đêm xuất hiện dày đặc thì cần phải chú ý.

- Đau lưng: Bệnh thận và đau thắt lưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi bị đau thắt lưng, nhiều người nghĩ là do cơ và xương bị căng và bỏ qua khả năng đau lưng do các vấn đề về thận, trong trường hợp không lao động chân tay hoặc nâng vật nặng thì nên theo dõi hiện tượng mỏi lưng, đau lưng xem có phải do viêm thận cấp hay không.

2. Nước tiểu có bọt cũng có thể do các yếu tố khác

Đi tiểu buổi sáng có biểu hiện này cẩn thận “điềm báo” của bệnh thận, nhiều người không quan tâm - 2

Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy nước tiểu có bọt, bởi ngoài vấn đề thận, có thể do những nguyên nhân sau:

- Uống không đủ nước có thể làm cô đặc nước tiểu hoặc tăng áp lực tiểu khi tiểu gấp, điều này sẽ làm tăng tốc độ của nước tiểu, khiến tăng sức căng bề mặt của nước tiểu, dẫn đến nước tiểu có bọt;

- Khi hệ tiết niệu hoặc bàng quang bị nhiễm trùng, nước tiểu cũng dễ có bọt. Các vấn đề ở các cơ quan này có thể gây ra sự thay đổi thành phần của nước tiểu và tạo ra bọt khí;

- Hàm lượng đường trong nước tiểu và các thể xeton trong nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường tăng lên - Độ pH của nước tiểu cũng sẽ thay đổi, nước tiểu dễ có bọt;

- Trước và sau khi giao hợp, do tăng tiết tinh dịch và tuyến tiền liệt nên nước tiểu có bọt cũng dễ xuất hiện.

3. Làm thế nào để bảo vệ thận?

Đi tiểu buổi sáng có biểu hiện này cẩn thận “điềm báo” của bệnh thận, nhiều người không quan tâm - 3

Trước hết, đảm bảo lượng nước hàng ngày, uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn, có thể đưa một số chất độc và "rác dư thừa" lên bàng quang và thận. Đừng đợi đến khi khát mới uống nước hàng ngày mà hãy hình thành thói quen tốt là chủ động uống nước.

Thứ hai là không nhịn tiểu. Thói quen nhịn tiểu khi có nước tiểu sẽ khiến nước tiểu trào ngược lên bàng quang và thận, dễ bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số bài tập thể dục đúng cách, tập thể dục có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, việc thải độc tố trong cơ thể cũng tăng lên. Kết hợp với tập thể dục có thể tăng cường thể chất.

Sức khỏe của thận rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, vì vậy mọi người phải chăm sóc thận thật tốt trong cuộc sống, cần phải đi khám và điều trị nếu có bất thường xảy ra.

Cô bé 6 tuổi nước tiểu chuyển sang màu xanh sau khi ăn thức ăn cất trong tủ lạnh hỏng
Tủ lạnh có tác dụng rất tốt trong việc bảo quản thực phẩm, tuy nhiên nếu tủ lạnh bị hỏng, các thực phẩm sau khi lấy ra cần tránh cho trẻ ăn nhiều, bởi...
HÀ VŨ. Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe