Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.
Người bệnh tiểu đường ăn tỏi có tốt không?
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Tỏi chứa nhiều loại vitamin, protein, chất béo và khoáng chất... giúp chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa lão hóa da, giúp làm chậm quá trình xuất hiện nếp nhăn, giúp tình trạng da ngày càng tốt hơn.
Tỏi là một loại thực phẩm hiếm có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, chủ yếu là do tỏi không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.
Ảnh minh họa
Bất ngờ công dụng của tỏi với sức khỏe
Tỏi có giá trị dược liệu cao, chất sunfua chứa trong tỏi có tác dụng diệt khuẩn, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Ăn tỏi cũng có thể giúp thúc đẩy bài tiết insulin và tăng khả năng sử dụng glucose của các tế bào mô, từ đó ổn định lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu của Đại học Kuwait, tỏi sống có thể giúp giảm lượng đường trong máu và nguy cơ xơ vữa động mạch.
Ăn tỏi còn làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần và cholesterol xấu trong máu và tăng vừa phải cholesterol tốt ở bệnh nhân đường huyết và tiểu đường.
Tỏi còn chứa vitamin B6, vitamin C tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều tỏi một lúc sẽ thực sự gây khó chịu cho đường tiêu hóa, đồng thời còn gây ra các vấn đề như nóng, khó chịu trong người...
Ngoài ra, tỏi có đặc tính chống viêm giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra, bao gồm đau tim, huyết áp cao và cholesterol.
Hơn nữa, tiêu thụ tỏi còn giúp hỗ trợ giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ và đau tim, do tỏi tạo ra sự tổng hợp oxit nitric làm giãn mạch máu và hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh.
Cách dùng tỏi tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa
Trà tỏi
Nghiền một nhánh tỏi và thêm vào ấm trà, đun sôi trong vài phút. Sau đó, thêm khoảng hai thìa cà phê quế. Để hỗn hợp ngấm trong vài phút trước khi tắt bếp. Trước khi thưởng thức, thêm một thìa mật ong và nửa thìa nước cốt chanh. Hỗn hợp trà tỏi có hương vị quế, chanh, mật ong góp phần tăng cường miễn dịch cho cơ thể, ổn định đường huyết buổi sáng.
Tỏi và mật ong
Cắt một tép tỏi thành 3-4 miếng và đặt lên một cái thìa. Thêm chút mật ong vào thìa và để yên trong vài phút, nhai và nuốt hỗn hợp này. Có thể nhấp vài ngụm nước ấm nếu mùi vị quá nồng.
Tỏi rang
Tỏi nướng có hương vị êm, ngọt hơn mà vẫn giữ được lợi ích. Tỏi nướng nên cắt bỏ phần đầu củ, để lộ các tép, nhúng qua dầu ô liu và bọc nó trong giấy nhôm. Nướng cho đến khi tỏi chuyển sang màu vàng. Mọi người có thể phết tỏi nướng lên bánh mì hoặc trộn vào nước chấm.
Dùng tỏi trong nấu ăn hàng ngày
Thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày như rau xào, thịt kho, cà ri hoặc băm nhuyễn để tăng hương vị cho món ăn. Gia vị này khi chín có thể làm giảm tác dụng của allicin. Vì vậy, nên thêm tỏi sống băm nhỏ trước khi ăn.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo cách làm tỏi đen để phong phú thêm thực đơn của mình.