Thời tiết ngày càng nóng, nhiều người sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng, do đó các món ăn lạnh như món tôm ngâm, cua ngâm được mọi người ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, những món ăn này lại có thể lấy đi mạng sống của con người.
Ông Lý năm nay hơn 50 tuổi cùng cô con gái Tiểu Hân năm nay 20 tuổi, sống ở Chiết Giang (Trung Quốc). Cả 2 cha con rất buồn vì họ đều mắc cùng một loại bệnh, cùng điều trị trong một bệnh viện. Bác sĩ sau khi tìm hiểu lịch sử bệnh phát hiện, 2 cha con ông Lý cùng ăn một món ăn ưa thích, dẫn đến bị nhiễm ký sinh trùng.
Hai cha con ông Lý bị nhiễm sán lá phổi.
Ông Lý, bình thường là người có thể chất rất dẻo dai, gần đây ông cảm thấy bị tức ngực, và tình trạng này diễn ra vài ngày liên tiếp mà không cải thiện, ông đã đến bệnh viện địa phương để kiểm tra, bác sĩ nói ông bị viêm phổi, còn có tràn dịch màng phổi, bệnh tình khá nghiêm trọng. Điều khiến ông Lý lo lắng là, không lâu sau cô con gái cũng có triệu chứng tức ngực tương tự.
Một bác sĩ ở bệnh viện địa phương nói: "Tức ngực, tràn dịch màng phổi có thể lớn, có thể nhỏ, đều có thể là bệnh nguy hiểm của phổi”. Để chẩn đoán chính xác, 2 cha con ông Lý đến Khoa Hô hấp của Bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang để điều trị. Qua một loạt các cuộc kiểm tra, bác sĩ phát hiện phổi của cả 2 người đều bị nhiễm một loại ký sinh trùng, mang tên bệnh sán lá phổi.
Tại sao 2 cha con bị bệnh sán lá phổi?
Thủ phạm gây bệnh cho 2 cha con ông Lý đó là món tôm ngâm
Trương Hiếu Khâm, phó Khoa Hô hấp, sau khi tìm hiểu được biết 2 cha con ông Lý là người bản địa tỉnh Chiết Giang, bình thường họ thích ăn các loại cua, tôm nước ngọt và thực phẩm ngâm, muối. Cách đây không lâu, bạn ông Lý biết, gia đình ông Lý thích ăn những thực phẩm này, nên đã mang đến món tôm ngâm vừa mới làm, rất tươi ngon. Chi trong chốc lát, 2 cha con ông Lý đã ăn hết món tôm ngâm. Nào ngờ, 2 cha con ông Lý lại chính là đang ăn loại tôm đã bị nhiễm khuẩn, dẫn đến cả 2 người bị nhiễm ký sinh trùng và phải nhập viện.
Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ Khoa hô hấp thực hiện điều trị chống ký sinh trùng cho 2 cha con ông Lý, hiện tại cả 2 người đã hồi phục và được xuất viện.
Bác sĩ Mục Đức Quảng, trưởng Khoa hô hấp giải thích, sán lá phổi là bệnh nhiễm trùng do giun ký sinh khi bạn ăn phải cua hoặc tôm càng chưa nấu chín. Bệnh sán lá phổi có thể gây bệnh giống như viêm phổi hoặc viêm dạ dày ruột. Sau khi con người bị nhiễm sán lá gan, các biểu hiện ban đầu là đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, tức ngực và ho… sau khi xâm nhập vào phổi sẽ xuất hiện triệu chứng viêm màng phổi.
Bác sĩ Mục Đức Quảng
Bác sĩ Mục Đức Quảng cũng cho biết: "Sashimi, tôm ngâm và cua ngâm... những thực phẩm tươi sống này được mọi người yêu thích vì hương vị thơm ngon của chúng. Không ít người thích ăn thực phẩm tươi, nên khi ăn lẩu chủ yếu ăn thịt hoặc hải sản sống. Như mọi người đều biết, ăn cá, tôm tươi sống hoặc chưa nấu chín, thì rất dễ mắc các bệnh ký sinh trùng”.
Thông thường, nhiễm trùng xảy ra sau khi ăn cua chưa nấu chín hoặc tôm càng mang sán chưa trưởng thành. Khi bạn ăn phải, giun trưởng thành và phát triển bên trong cơ thể. Qua nhiều tháng, giun lây lan qua đường ruột và bụng, xâm nhập vào cơ hoành để vào phổi. Khi vào bên trong phổi, giun đẻ trứng và có thể tồn tại trong nhiều năm, gây ra bệnh sán lá phổi mạn tính.
Phòng ngừa bệnh sán lá phổi?
Bác sĩ Mục Đức Quảng nhắc nhở: Đây là bệnh rất dễ phòng ngừa bằng cách thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh trong ăn uống (ăn chín, uống sôi), nhất là những nơi có thói quen ăn gỏi và đồ sống.
Nếu bạn ăn tôm ngâm hoặc thịt chưa nấu chín, xuất hiện tình trạng như đau bụng, tiêu chảy, tức ngực và ho,… bạn nên đến bệnh viện kịp thời và thông báo cho bác sĩ về tình hình để xác nhận chẩn đoán và điều trị kịp thời.