Trẻ nhiễm sán lợn: "Xét nghiệm máu là vô ích nếu trẻ chưa có biểu hiện lâm sàng của bệnh"

Ngày 19/03/2019 00:06 AM (GMT+7)

Bác sĩ Mạnh Siêu cho biết xét nghiệm máu không phải là phương pháp bắt buộc và duy nhất để chẩn đoán nhiễm sán lợn.

Những ngày qua, thông tin bữa ăn trong trường học ở Bắc Ninh cung cấp thịt lợn gạo truyền nhiễm sán cho người khiến phụ huynh hoang mang, ồ ạt đưa trẻ đi xét nghiệm. Tính đến sáng ngày 18/3, đã có hơn 200 trẻ ở huyện Thuận Thành có kết quả dương tính với sán lợn. Trong đó, xét nghiệm tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho kết quả là 58 trường hợp.

Trao đổi với PV, PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu (Phó Giám đốc BV Nguyễn Trãi TPHCM, chuyên gia trong lĩnh vực ký sinh trùng) cho rằng chỉ xét nghiệm máu (huyết thanh chẩn đoán – ELISA) khi nghi ngờ bệnh ấu trùng sán dải heo (Cysticercus cellulocea) lạc chỗ (còn gọi là bênh gạo heo) trên bệnh nhân đã có triệu chứng lâm sàng của bệnh ở các cơ quan ngoài đường tiêu hóa.

Trẻ nhiễm sán lợn: amp;#34;Xét nghiệm máu là vô ích nếu trẻ chưa có biểu hiện lâm sàng của bệnhamp;#34; - 1

Chính việc lợn ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán từ người, sẽ gây nên bệnh sán dải heo ở heo, sau đó người ăn thịt lợn nhiễm bệnh sẽ gây ra bệnh sán lợn ở người.

Nói về nguyên nhân gây bệnh sán lợn, BS Siêu cho biết ở các tỉnh phía Bắc và miền núi miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, người dân thường chăn nuôi lợn theo tập quán thả rông. Chính việc lợn ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán sẽ gây nên bệnh sán dải heo ở heo, sau đó người ăn thịt lợn nhiễm bệnh sẽ gây ra bệnh sán lợn ở người.

“Sán lợn đa phần thường kí sinh trong ruột non, dài đến 15 mét, có khoảng từ 500-2000 đốt, trong đốt chứa nhiều trứng sán. Vì trẻ con thường thể trạng yếu, cần nhiều dinh dưỡng nên nếu nhiễm sán thì biểu hiện sẽ rõ hơn khi người lớn mắc bệnh. Đa phần trẻ sẽ xuất hiện tình trạng suy nhược cơ thể, bụng to, da xanh, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, tiêu chảy xen kẽ táo bón…những triệu chứng dễ bị nhầm tưởng với rối loạn tiêu hóa. Trường hợp này chỉ cần điều trị nội khoa là sẽ khỏi.”, BS Siêu thông tin.

Ngoài kí sinh trong ruột, một số ít trường hợp sán có thể thâm nhập vào nội tạng, nang sán (Cysticercus cellulocea) theo máu đi chu du đến nhiều cơ quan như não, mắt, gan, mô dưới da, cơ... thì mới gây nguy hiểm cho người mắc. “Tuy nhiên, tình trạng này rất ít”, chuyên gia này cho biết.

Nói về phương pháp phát hiện bệnh, theo BS Siêu, việc xét nghiệm máu là hoàn toàn không cần thiết vì thể bệnh hay gặp nhất là bệnh tại đường ruột. Thông thường sán dải heo kí sinh ruột non, chỉ cần thử phân để tìm trứng sán hoặc đốt sán lẫn trong phân là đã có thể khẳng định trẻ bị nhiễm sán. thử máu hoàn toàn không mang lại kết quả chính xác vì đây là kỹ thuật gián tiếp.

Hơn nữa, đối với trường hợp nhiễm sán đã khỏi nhưng kháng thể của kí sinh trùng này vẫn còn tồn tại một thời gian nên kết quả xét nghiệm máu dương tính cũng ít có ý nghĩa. “Một phương pháp hoàn toàn có thể phát hiện nhiễm sán lợn đó chính là soi phân. Đây là phương pháp rẻ tiền, dễ tiến hành và dễ phát hiện bệnh", BS Siêu nói.

Trẻ nhiễm sán lợn: amp;#34;Xét nghiệm máu là vô ích nếu trẻ chưa có biểu hiện lâm sàng của bệnhamp;#34; - 2

Đối với trường hợp nhiễm sán đã khỏi nhưng kháng thể của kí sinh trùng này vẫn còn tồn tại một thời gian nên kết quả xét nghiệm máu dương tính cũng ít có ý nghĩa

Theo đó, đối với trường hợp hàng loạt trẻ bị nhiễm bệnh tương tự ở Bắc Ninh, BS Siêu cho rằng các trường học chỉ cần phát các lọ đựng phân cho các em học sinh (trong lọ có sẵn chất bảo quản F2AM không làm thay đổi tính chất phân), sau đó yêu cầu các em nộp lại cho phòng y tế của trường. Đơn vị này sẽ gửi mẫu phân đi làm xét nghiệm soi phân tại các bệnh viện, không cần thiết phải ùn ùn kéo nhau lên Hà Nội để xét nghiệm máu như những ngày vừa qua.

Trẻ nhiễm sán lợn: amp;#34;Xét nghiệm máu là vô ích nếu trẻ chưa có biểu hiện lâm sàng của bệnhamp;#34; - 3

Việc trẻ phải vật vờ chờ đợi cả ngày tại BV lại vô tình dẫn đến nguy cơ dễ mắc các bệnh về đường hô hấptrước tình nhiều dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay

Nhìn nhận về việc hàng nghìn ba mẹ bỏ việc, rồng rắn dẫn con đến Hà Nội để xét nghiệm như trong thời gian qua, BS Siêu cho rằng việc làm này vừa mất thời gian, tốn kém vừa không mang lại kết quả gì nếu trẻ vẫn chưa có biểu hiện về mặt lâm sàng của bệnh gạo heo đa phủ tạng (Cysticercosis). “Việc trẻ phải vật vờ chờ đợi cả ngày tại BV lại vô tình dẫn đến nguy cơ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trước tình hình nhiều dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay.”, chuyên gia khuyến cáo.

Nóng: Cả giáo viên trường mầm non ở Bắc Ninh cũng nhiễm sán lợn gạo
Theo thông tin PV Người Đưa Tin có được, không chỉ có hàng trăm học sinh tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh nhiễm sán lợn gạo mà một giáo viên của trường...
YẾN NHI
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sán lợn