Có những huyền thoại về "vùng nhạy cảm" của phụ nữ khiến bạn thật sự không thể tin nổi nó đã từng tồn tại và khiến nhiều người khiếp sợ.
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, đã có không ít những huyền thoại kỳ lạ về "vùng nhạy cảm" của chị em. Những thứ này dường như hoàn toàn lố bịch và quái đản với tư duy của con người thế kỷ 21, nhưng điều đó lại hoàn toàn bình thường đối với những người ở các thời đại cổ xưa.
"Cô bé" có... răng
Huyền thoại về việc âm đạo có răng là nét đặc trưng trong văn hóa dân gian của một số quốc gia như Nga, Ấn Độ, Samoa, New Zealand, người Mỹ bản địa và Nhật Bản. Ý tưởng về việc âm đạo có răng có thể xuất phát từ việc người phụ nữ muốn bảo vệ mình khỏi những hành vi tấn công tình dục của đàn ông nên đã bịa ra lời đồn đó. Thậm chí còn có câu chuyện rằng người đàn ông nếu muốn quan hệ phải nhổ thành công những chiếc răng trong “cô bé” đó nếu không muốn bị cắt đứt “cậu bé”.
Với nền y học hiện đại như ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng “cô bé” không hề có răng. Tuy nhiên có một số phụ nữ có thể mắc hội chứng co thắt âm đạo là hiện tượng âm đạo ngăn chặn mọi sự xâm nhập vào bên trong khiến người phụ nữ có cảm giác đau đớn.
Tử cung có thể "lang thang" khắp cơ thể
Thời Hy Lạp cổ đại, moi người tin rằng khi một người phụ nữ bị ốm, mệt mỏi là do tử cung của cô ấy đã đi lang thang trong cơ thể và “phá quấy” ở một bộ phận nào đó. Các bác sĩ và triết gia thời đại đó gọi là hiện tượng “tử cung lang thang”.
Các bác sĩ Hy Lạp cổ đại tin rằng nếu tử cung di chuyển lên phía trên, nó sẽ khiến phụ nữ bị chóng mặt, mệt mỏi, chậm chạp và đau nhức thái dương, thậm chí nó có thể gây nghẹt thở và đột tử.
Họ cũng tin rằng có thể chữa trị hội chứng này bằng cách thổi một mùi hương khó chịu vào mặt người phụ nữ sẽ khiến tử cung sợ hãi mà quay trở về đúng vị trí hay dùng một chiếc máy để hút nó về đúng nơi cần nằm. May mắn thay, vào thế kỷ 16, hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng tử cung không đi lang thang. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ vẫn tiếp tục gán cho tất cả những cảm xúc tiêu cực mà phụ nữ trải qua.
Phụ nữ phải “lên đỉnh” mới có thể thụ thai
Xa xưa, con người không hiểu rõ được cách thức của hoạt động sinh sản. Họ chỉ hiểu rằng việc đàn ông xuất tinh là cần thiết để thụ thai nhưng lại cho rằng phụ nữ phải “lên đỉnh” thì điều này mới được hoàn thành.
Tuy nhiên, đến thế kỷ 18 và 19, thế giới y học đã thay đổi quan điểm và chấp nhận rằng cực khoái ở nữ hoàn toàn không cần thiết để tạo ra trẻ em.
Âm đạo nằm ngang
Đã từng có một huyền thoại về phụ nữ Châu Á – điển hình là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản rằng họ có âm đạo… nằm ngang.
Trong ghi chép vào năm 1816, nhà tự nhiên học người Pháp, George Cuvier đã cho rằng bộ phận sinh dục của phụ nữ khác nhau theo từng vùng trên thế giới, đặc biệt âm đạo của phụ nữ Trung Quốc còn nằm ngang.
Đến thập niên 1880, JW Buel, tác giả đã dành nhiều năm nghiên cứu về phụ nữ Trung Quốc kết luận đã hóa giải lời đồn này và khẳng định phụ nữ Trung Hoa cũng có có đặc điểm giải phẫu bình thường như mọi người khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trong chiến tranh thế giới thứ II và chiến tranh Triều Tiên, huyền thoại “âm đạo ngang” lại một lần nữa nổi lên do các binh lính Mỹ “chém gió” khi về nước.
Phụ nữ châu Á không phải là trường hợp duy nhất phải chịu đựng quan niệm sai lầm này. Trong thời kì bài trừ Do Thái tại châu Âu, người ta tin rằng, phụ nữ Do Thái có âm đạo nằm ngang và thời gian thai nghén chỉ kéo dài 6 tháng.
“Cô bé” của phụ nữ là “cậu bé” dị dạng
Trong hàng ngàn năm, người ta thường tin rằng hệ thống sinh sản của phụ nữ và nam giới về cơ bản là giống nhau, nó chỉ đơn giản là phiên bản đảo ngược của đàn ông. Trong cuốn sách Making Sex: Body and Gender from the Greeks to Freud của tác giả Thomas Laqueur viết, ở thời xưa, âm đạo được tưởng tượng như một dương vật nằm quay ngược vào bên trong, tử cung là bìu và buồng trứng là tinh hoàn.
Aristotle triết gia vĩ đại nhất cũng tin rằng phụ nữ là những người đàn ông dị dạng, với bộ phận sinh dục bên trong cơ thể họ do không thể sản sinh ra nhiệt để giữ ấm.