Hơi thở có mùi này khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu ung thư, nhiều người dễ bỏ qua

MINH MINH - Ngày 23/01/2022 06:45 AM (GMT+7)

Thông thường khi miệng bị hôi bạn sẽ nghĩ ngay đến các vấn đề răng miệng. Tuy nhiên đôi khi vấn đề hôi miệng cũng liên quan tới một số bệnh ung thư.

Rất nhiều người gặp tình trạng hôi miệng, đặc biệt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Nhiều người không chỉ cảm thấy khô miệng mà còn phát ra từng đợt mùi hôi khó chịu, chỉ sau khi đánh răng mới thuyên giảm.

Cũng chính vì những biểu hiện không diễn ra thường xuyên này nên một số người không quá chú ý đến nó.

Hơi thở có mùi này khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu ung thư, nhiều người dễ bỏ qua - 1

Trên thực tế, phần lớn tình trạng hơi thở vào buổi sáng có liên quan đến việc thở bằng miệng khi ngủ. Ngoài ra, nếu bạn có môi trường răng miệng không tốt và mắc các bệnh về nha chu như vôi răng hay sâu răng, viêm nha chu… cũng sẽ dẫn đến hôi miệng. Điều này chủ yếu liên quan đến các yếu tố như cặn thức ăn còn sót lại và sự sinh sôi ồ ạt của vi khuẩn kỵ khí, nếu không được điều trị kịp thời thì giai đoạn sau sẽ gây tổn thương nha chu nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, việc bị hôi miệng không chỉ liên quan đến các bệnh lý răng miệng. Khi một số cơ quan nhất định trở thành ung thư, bạn cũng có thể gặp vấn đề về hơi thở có mùi nghiêm trọng, chẳng hạn như các loại ung thư sau:

1. Ung thư phổi

Hơi thở có mùi này khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu ung thư, nhiều người dễ bỏ qua - 2

Nó là một trong những khối u ác tính có tỷ lệ mắc cao nhất và số ca tử vong khá cao. Theo các số liệu lâm sàng, các triệu chứng điển hình nhất của ung thư phổi là ho khó chịu, khạc ra máu hoặc ho ra máu, tức ngực và đau ngực.

Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, một số bệnh nhân ung thư phổi, đặc biệt là ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh còn có mùi hôi khó chịu trong miệng, biểu hiện là mùi thối, chua hoặc tanh.

Nguyên nhân là do ung thư phổi kết hợp với nhiễm trùng đường hô hấp, một số mô ung thư bị bào mòn và hoại tử do cản trở nguồn cung cấp máu, cuối cùng tạo thành mùi khó chịu, bốc ra cùng với hơi thở.

2. Ung thư dạ dày

Hơi thở có mùi này khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu ung thư, nhiều người dễ bỏ qua - 3

Dạ dày là một trong những cơ quan tiêu hóa quan trọng trong cơ thể con người. Tuy nhiên bản thân dạ dày rất mỏng manh và có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khiến cho biểu mô niêm mạc dạ dày bị ung thư. Gia đình có tiền sử ung thư dạ dày, thói quen ăn uống không lành mạnh... là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Nếu bệnh nhân ung thư dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, vi khuẩn này có thể sống bám trên các mảng bám răng, khiến bệnh nhân có hơi thở khó chịu. Ngoài ra, việc bị ung thư dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường cũng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.

3. Ung thư gan

Hơi thở có mùi này khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu ung thư, nhiều người dễ bỏ qua - 4

Khi ung thư gan kết hợp với tình trạng gan bị tổn thương nặng, thậm chí phát triển đến suy gan, người bệnh thở ra sẽ ngửi thấy mùi đặc biệt có lẫn mùi táo thối và trứng thối, lâm sàng gọi là mùi hôi gan.

Nguyên nhân là khi gan suy yếu, chức năng trao đổi, phân giải độc tố thấp dẫn đến amoniac trong máu tăng cao, làm cho miệng thở ra mùi hôi kèm vị ngọt như mùi của chất đào thải. Khả năng trao đổi của một số nhánh chuỗi chuyển hóa axit amin trong cơ thể giảm sút còn dẫn đến mùi hôi như mùi táo thối.

4. Ung thư tuyến tụy

Hơi thở có mùi này khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu ung thư, nhiều người dễ bỏ qua - 5

Tuyến tụy còn có chức năng là sản xuất insulin và chịu trách nhiệm cân bằng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân phát triển ung thư tuyến tụy và bị rối loạn chức năng đảo tụy, có thể phát triển triệu chứng tăng đường huyết.

Nhiễm toan ceton cũng có thể phát triển nếu tình trạng tăng đường huyết không được điều trị. Lúc này nhịp thở của bệnh nhân không chỉ tăng nhanh và thở sâu mà đồng thời trong quá trình thở bệnh nhân còn tiết ra mùi xeton tương tự như mùi táo thối.

Cần lưu ý rằng sự xuất hiện của hơi thở có mùi có thể không phải là dấu hiệu của bệnh ung thư. Vì các loại ung thư trên thường kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức, sụt cân, sốt… kết hợp với hôi miệng.

Vì vậy, nếu bạn bị hôi miệng, đừng vội quá lo lắng, đa số các trường hợp đều liên quan đến các bệnh lý răng miệng. Trừ khi tình trạng hôi miệng xuất hiện đồng thời với nhiều biểu hiện bất thường khác thì có thể liên quan đến bệnh ung thư, cần chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám.

Chuyên gia tuổi thọ Nhật Bản chỉ ra 3 thực phẩm trường thọ, chống ung thư dạ dày và vú
Chuyên gia nghiên cứu về tuổi thọ người Nhật đã chỉ ra 3 thực phẩm mà những người cao tuổi nước này thường xuyên ăn nhất.

Sống khỏe

MINH MINH (Dịch từ Abulowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư