Sau khi cắn một miếng táo, anh Trương giật mình khi thấy máu dính trên quả táo cắn dở. Nhiều ngày sau đó, miệng anh luôn trong tình trạng chảy máu khiến anh phải vào viện kiểm tra gấp/
Anh Tiểu Trương, 26 tuổi đang làm việc tại một công ty IT. Vì công việc bận rộn nên anh thường làm việc đến tận đêm khuya. Mỗi khi đói, anh thường mua đồ ăn nhanh hay ăn đồ chiên. Có lúc khi phải ra ngoài, anh chỉ vội vàng mặc quần áo mà bỏ qua việc đánh răng.
Vài ngày trước khi đang ăn táo, anh giật mình nhìn thấy máu dính trên miếng táo mà anh vừa cắn. Anh vội vã soi gương kiểm tra thì thấy trong miệng cũng đang đầy máu. Sau khi súc miệng một hồi, máu cũng ngưng chảy.
Anh Tiểu Trương nghĩ rằng vấn đề đã chấm dứt nhưng không ngờ nó kéo dài suốt 1 tuần. Anh không chỉ bị chảy máu khi ăn mà buổi sáng hay tối đều thấy máu trong miệng. Lúc này, anh Tiểu Trương mới vội vã đến Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Anh Tiểu Trương liên tục bị thấy máu trong miệng nên buộc phải đi khám.
Lúc đầu anh tới khoa chuyên về máu nhưng bác sĩ không phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Theo lời khuyên của các chuyên gia, anh Tiểu Trương đã đến gặp bác sĩ Zhang Jisheng, trương khoa Nha khoa, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tô.
Bác sĩ nhận thấy anh bị chảy máu nướu, phù nề và miệng đầy cao răng. Vôi răng hay cao răng là những mảng bám bị vôi hoá trên bề mặt răng và giữa răng với nướu. Vôi răng được tạo thành do sự vôi hoá các mảng bám răng cùng với nước bọt, vi khuẩn và các khoáng chất hấp thu khi ăn uống, lâu ngày tạo thành. Cao răng nhiều thường gây chảu máu ở mô nướu và hôi miệng.
Nếu một người bị viêm nha chu và có nhiều cao răng sẽ càng làm tình trạng viêm thêm nặng. Bác sĩ Zhang Jisheng kể lại rằng sau khi kết thúc việc điều trị làm sạch miệng cho anh Tiểu Trương, các triệu chứng chảy máu của anh đã cải thiện đáng kể.
Thực tế vấn đề của anh Trương không quá nghiêm trọng nhưng việc anh lười đánh răng đã khiến cao răng tích tụ ngày một nhiều và nó không được làm sạch trong thời gian dài nên mới gây ra chảy máu nghiêm trọng. Đây cũng là sai lầm mà không ít người mắc phải.
4 sai lầm lớn khi làm sạch răng
Chải răng sai hướng
Nhiều người thường đánh răng theo phương ngang mà không tập trung vào những khu vực sâu trong khoang miệng như răng hàm, răng khôn. Điều này sẽ không làm sạch được toàn bộ bề mặt răng.
Đầu tiên nên đánh bề mặt răng hàm với chuyển động theo hướng dọc, cầm bàn chải ở góc 45 độ. Sau đó làm sạch tới bề mặt nhai của răng hàm với chuyển động ngang và tròn.
Đánh răng ngay sau khi ăn
Thói quen này tưởng là tốt nhưng lại khiến nguy cơ mòn răng tăng cao. Ngay sau khi ăn uống, axit trong thực phẩm sẽ khiến men răng bị suy yếu, chải răng lúc này sẽ bào mòn đi đáng kể men răng. Lời khuyên các nha sĩ đưa ra là chúng ta nên chờ khoảng 30 phút sau khi ăn mới đánh răng.
Đánh răng quá lâu và nhiều lần
Đánh răng quá thường xuyên hoặc quá lâu không phải là cách tốt. Nó có thể làm xói mòn men răng của bạn, khiến răng dễ dàng bị axit trong thức ăn tấn công. Ngoài ra, thói quen này còn khiến tiêu diệt đi phần lớn vi khuẩn có lợi trong khoang miệng, khiến miệng dễ bị khô và có mùi hôi đấy
Không sử dụng chỉ nha khoa
Bàn chải đánh răng sẽ không thể tiếp cận được với thực phẩm và vi khuẩn ẩn giữa các kẽ răng, dưới nướu và trong góc răng hàm. Chỉ nha khoa chính là công cụ có thể giúp làm sạch những vị trí này.
Tẩy trắng răng nhiều lần bằng baking soda
Từ lâu, chúng ta vẫn truyền tai nhau những mẹo tẩy trắng răng như dùng baking soda kết hợp với dấm, nước chanh… Mặc dù cách làm này mang lại hiệu quả tức thời, nhưng baking soda có tính chất bào mòn rất cao, nếu sử dụng thường xuyên sẽ bào mòn và hại men răng, tăng nguy cơ sâu răng.