Khoai tây và khoai lang đều là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng khi sử dụng phải hết sức lưu ý để không gây hại tới sức khỏe, thậm chí là ngộ độc.
BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ sinh ngày 20/9/1963, tại Vĩnh Long. Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Y học cổ truyền năm 2005.
Hiện bác sĩ là: Giảng...
Khoai tây và khoai lang là hai thực phẩm được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống, đa số mọi người đều cho rằng khoai lang tốt hơn khoai tây, nhưng đó chỉ là phỏng đoán. TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết, rất khó để khẳng định khoai nào tốt hơn, mỗi loại có một lợi thế và giá trị dinh dưỡng riêng. Điểm chung của hai loại khoai này là giàu tinh bột, tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách. Về hàm lượng dinh dưỡng, khoai lang nhiều vitamin A và beta-carotene cao hơn khoai tây. Tuy nhiên, khoai tây lại chứa kali, magiê và sắt nhiều hơn khoai lang.
Từ những phân tích trên, bác sĩ Hưng cho rằng, sự khác biệt về dinh dưỡng của hai loại khoai này là không đáng kể, quan trọng nhất là cách chế biến làm sao để an toàn, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. “Cả khoai tây và khoai lang khi chiên sẽ không tốt cho sức khỏe, nhưng khi nướng hoặc hấp (luộc) sẽ bổ dưỡng hơn”, bác sĩ Hưng cho hay.
Các chuyên gia đều khuyến cáo, cả khoai tây và khoai lang đều không tốt cho sức khỏe khi chiên. Ảnh minh họa.
Đồng quan điểm trên, PGS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia về công nghệ thực phẩm cho biết, khoai lang và khoai tây có tốt cho sức khỏe hay không phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng. Ngoài hạn chế ăn chiên rán, ông Thịnh cũng khuyến cáo một đặc điểm cần chú ý, đó là khoai tây mọc mầm có độc không ăn được, nhưng khoai lang mầm lại ăn được.
Theo đó, khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là hai chất có thể gây ngộ độc cho người. Ngược lại, khi khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn được, vì chúng không sinh độc tố. Tuy nhiên, ông Thịnh cũng khuyên, tốt nhất ăn khoai lang khi chưa mọc mầm, như vậy sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn.
Dưới góc nhìn y học cổ truyền, BSCK II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 cho biết, cả khoai lang và khoai tây đều có nhiều lợi ích đáng kể, nhưng vẫn có một số khác biệt về những tác dụng với sức khỏe.
Khoai lang và khoai tây đều tốt cho sức khỏe, tùy từng mục đích sử dụng sẽ có giá trị khác nhau. Ảnh minh họa.
Cụ thể:
- Giảm nguy cơ bệnh tim và giảm nguy cơ ung thư: Cả khoai lang và khoai tây đều chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bảo vệ tế bào chống lại chất gây ung thư và độc tố. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy khoai lang có lợi cho sức khỏe tim mạch và có khả năng giảm nguy cơ ung thư tốt hơn do chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn.
- Tác động đến huyết áp: Khoai tây chứa nhiều kali, chất xơ hơn khoai lang, có thể giúp giảm huyết áp.
- Quản lý cân nặng: Dù cả hai loại khoai đều giàu chất xơ, ít calo giúp giảm cân, nhưng nếu so sánh thì nên chọn khoai tây hơn khoai lang. Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện dinh dưỡng, trong 100g khoai lang có chứa 116Kcal, 0,8g chất xơ. Còn trong 100g khoai tây có 93Kcal, 1g chất xơ. Như vậy, nếu chỉ khoai tây chế biến theo cách nướng, hấp, luộc và ăn để giảm cân sẽ tốt hơn khoai lang.
Tuy nhiên, do khoai tây thường được nấu kết hợp với nhiều thực phẩm khác nên sẽ tăng hàm lượng calo, trong khi đó khoai lang chỉ cần luộc, nướng là ăn trực tiếp được nên nhiều người chọn khoai lang để giảm cân hơn là khoai tây.
Tin liên quan
Ăn nhiều tinh bột và không đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ chất có thể dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ.
Với những người bị mỡ máu cao, bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì việc bổ sung các loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu vào...
Khoai lang rất ngon và bổ dưỡng, nhưng nếu trên củ có vết thâm, đốm đen thì còn ăn được không?
Khoai lang là thực phẩm rẻ và có nhiều loại như khoai tím, khoai vàng, khoai đỏ (cam) và mỗi loại đều mang lại những lợi ích khác nhau.
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Lạc (đậu phộng) là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có những tác dụng phụ tiềm ẩn cần lưu ý.