Nhiều người chỉ biết ánh sáng từ điện thoại, tivi có thể gây ảnh hưởng thị lực của trẻ mà không biết rằng 3 ánh sáng dưới đây cũng hại không kém.
Vì nguồn sáng màn hình có thể gây hại cho mắt nên các bậc cha mẹ hiện nay đã hạn chế nghiêm ngặt thời gian cho con em mình tiếp xúc và sử dụng màn hình điện tử như tivi, điện thoại di động, máy tính. Nhưng mọi người không biết, không chỉ ánh sáng màn hình của các sản phẩm điện tử có thể gây hại cho mắt của trẻ mà một số nguồn sáng thông thường trong nhà cũng có thể ảnh hưởng đến mắt của trẻ nếu sử dụng không đúng cách
1. Đèn ngủ quá sáng
Một số trẻ sợ bóng tối và cha mẹ sẽ bật đèn khi trẻ đang ngủ, nhưng họ không biết rằng làm như vậy sẽ làm hỏng tầm nhìn của trẻ. Có hai loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong võng mạc: tế bào hình nón và tế bào hình que. Tế bào hình nón phụ trách nhận thức ánh sáng ban ngày, trong khi tế bào hình que nhạy cảm với ánh sáng tối. Nói một cách đơn giản, tế bào hình nón hoạt động vào ban ngày và tế bào hình que hoạt động vào ban đêm.
Những người làm việc cả ngày, có thể nghỉ ngơi vào ban đêm và các tế bào cũng như vậy. Nhưng nếu bạn không tắt đèn khi ngủ, tương đương với việc bạn ở trạng thái ban ngày, các tế bào hình nón không thể được nghỉ ngơi và về lâu dài chúng sẽ bị hư hại. Tế bào que phát triển chậm do không được vận động, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của trẻ.
Nếu con bạn bắt buộc phải dùng đèn ngủ hãy chọn cấu hình đèn ngủ điều chỉnh độ sáng dưới 8 watt, hoặc đèn ngủ có công tắc cảm biến. Đặt nó ngang hàng với giường, không chiếu thẳng vào mặt trẻ và tắt nó khi không dùng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý xem chứng sợ bóng tối của trẻ có phải là sợ vô hình hay không, nếu không có chấn thương hoặc bệnh về mắt rõ ràng thì có thể liên quan đến việc thiếu vitamin A. Khả năng thích ứng với bóng tối giảm là biểu hiện điển hình của tình trạng thiếu vitamin A, thậm chí có thể gây quáng gà trong những trường hợp nặng. Điều này là do vitamin A tham gia vào quá trình tổng hợp chất cảm quang "rhodopsin" trong tế bào que, và việc thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng đến thị lực ban đêm.
Tác dụng của vitamin A đối với sự phát triển thị giác không chỉ vậy, thiếu vitamin A còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị, vì ngoài tác dụng tổng hợp chất cảm quang, một công việc khác của vitamin A là duy trì sự toàn vẹn của tế bào biểu mô ống lệ để nước mắt tiết ra bình thường. Nước mắt không chỉ có thể làm giảm mệt mỏi thị giác, mà còn đảm bảo sự ổn định của màng nước mắt, duy trì công suất khúc xạ bình thường, từ đó ngăn ngừa cận thị.
Ngoài ra, vitamin A còn duy trì tính toàn vẹn và chức năng của các tế bào biểu mô kết mạc và giác mạc, thiếu vitamin A sẽ khiến mắt dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ảnh hưởng đến thị lực, thiếu vitamin A còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển miễn dịch, hệ xương, chiều cao, trí tuệ, chức năng tạo máu của trẻ.
2. Đèn flash
Sự phát triển mắt của bé còn non nớt, đặc biệt là vùng hoàng điểm của võng mạc rất “mỏng manh”, nó vẫn đang sinh trưởng và phát triển trong vòng 8 tháng sau khi chào đời, không chịu được ánh sáng mạnh của đèn flash. Tác động của ánh sáng mạnh từ đèn flash lên võng mạc quá mạnh sẽ gây phá hủy tế bào thần kinh võng mạc, ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển thị lực.
3. Đèn sưởi nhà tắm
Bề mặt giác mạc và kết mạc của bé tương đối mỏng manh, hầu hết đèn của đèn sưởi nhà tắm là ánh sáng mạnh, nhìn lâu sẽ làm bỏng vùng hoàng điểm của mắt, ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Nếu muốn sử dụng đèn sưởi nhà tắm, bạn cũng cần tránh để mắt trẻ bị kích thích bởi ánh sáng mạnh, có thể tắm ngược sáng cho trẻ hoặc có thể bật đèn sưởi trước khi tắm, sau đó tắt đèn trong khi tắm.