Dù là loại củ phổ biến dùng để làm thực phẩm và có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng khi chế biến cần chú ý để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ sinh ngày 20/9/1963, tại Vĩnh Long. Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Y học cổ truyền năm 2005.
Hiện bác sĩ là: Giảng...
Khoai sọ không xa lạ nhưng do đặc tính gây ngứa nên nhiều người không dám sơ chế hoặc sử dụng. Dù vậy, các chuyên gia cho biết khoai sọ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn so với khoai tây - một loại khoai được dùng phổ biến.
BSCK 2 Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3) cho biết bộ phận dùng được của khoai sọ chủ yếu nằm ở phần củ và chế biến được thành nhiều món ăn. Thực tế, có rất nhiều loại khoai sọ khác nhau, tùy vào từng loại và cách trồng sẽ cho chất lượng khác nhau. “Cùng là một loại khoai sọ, nhưng nếu trồng ở nơi không thoát nước thì củ sẽ gây ngứa hơn khoai được trồng trên cạn”, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay.
Về giá trị dinh dưỡng trong khoai sọ, bác sĩ Tấn Vũ cho biết trong 100g củ khoai sọ tươi có 60g nước, protid 1,8g, lipid 0,1g, glucid 26,5g, cellulose 1,2g,... và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác như canxi, photpho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C.
Khoai sọ có đặc tính gây ngứa nên nhiều người thường ngại sử dụng. (Ảnh minh họa)
“Khoai sọ chứa một lượng kali khá lớn, giúp kiểm soát huyết áp, đồng thời hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ giúp nhuận tràng, thải cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh chóng”, bác sĩ Vũ chia sẻ. Vị chuyên gia này cũng đặc biệt lưu ý đến lượng chất xơ trong khoai sọ, bởi nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, đại tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ thông tin thêm rằng củ khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây. Khoai sọ nấu chín là một thực phẩm giàu năng lượng, những hạt tinh bột của khoai sọ có kích thước rất nhỏ so với hạt của các cây lương thực khác như ngô, gạo nên dễ tiêu hóa hơn.
Bác sĩ Vũ tư vấn, khoai sọ kết hợp với các thực phẩm khác có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, hoặc có thể dùng để chữa một số bệnh thường gặp như:
+ Nấu với cá quả, cá diếc có tác dụng điều hòa nội tạng, hạ khí đầy, bổ hư tổn chữa hư lao yếu sức;
+ Nấu canh với rau út, cua đồng làm dễ ngủ, bớt mệt mỏi;
+ Củ khoai sọ thái nhỏ, nấu sôi, lấy nước tắm chữa mẩn ngứa;
+ Trẻ con bị chốc đầu, chảy nước mủ, dùng củ khoai sọ giã nát đắp rất tốt;
Khoai sọ nấu với canh cua, rau rút giúp bớt mệt mỏi, chữa mất ngủ.
+ Chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát: Khoai sọ 200g, sơn dược (củ mài) 50g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát.
+ Chữa cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh: Khoai sọ 100g, thịt lợn nạc 50g nấu canh ăn trong các bữa cơm. Tác dụng bổ âm, chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi.
+ Chữa nổi ban dị ứng, đau nhức chân tay: Khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước, gia vị. Đun nhỏ lửa trong 2 giờ, ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
Lưu ý, một số người dị như nổi mề đay, chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng không nên ăn vì nó làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh. Người bị gout không nên ăn khoai sọ. Bởi trong khoai có chứa hàm lượng lớn calci oxalat dẫn đến làm nặng thêm triệu chứng bệnh gout.
Tin liên quan
Loại cây dân dã, củ có thể dễ kiếm và đun nước uống rất tốt cho sức khỏe nhưng tiếc là ít ai biết sử dụng.
Cynthia Nixon - sao phim "Sex and the City" ở tuổi 58 vẫn có làn da khỏe khoắn nhờ ăn một loại quả dễ kiếm.
Dù ở Việt Nam loại củ này có rất nhiều, giá thành khá rẻ, mang lại nhiều tác dụng với cơ thể nhưng do có vị đắng nên mọi người ít sử dụng.
Với vị thanh mát, ngọt vừa và chứa nhiều nước, củ đậu có rất nhiều tại Việt Nam, lại đang vào mùa nhưng nhiều người sợ lạnh không muốn ăn...
Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh
Giá đỗ rất giàu chất dinh dưỡng, ăn điều độ thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên có một số lưu ý như trường hợp nào không nên ăn giá đỗ.