Khi chưa biết được giá trị thực sự của loại củ này, nó được xem như củ dại, nhưng bây giờ có rất nhiều người sẵn sàng trả giá cả trăm triệu để mua.
Có một chàng trai trẻ khi đến du lịch vùng nông thôn tỉnh Tứ Xuyên, trong một lần lang thang trên núi, anh phát hiện ra có những cái hố rất kỳ lạ được người ta đào, bên trong còn sót lại những củ có hình dáng màu đen khác thường mà anh chưa nhìn thấy bao giờ. Anh đã thử tìm kiếm những cái hố tương tự và đào được nhiều củ có hình thù kỳ quái mang về hỏi dân làng. Sau khi lân la hỏi một số người, hóa ra đó là một loại nhân sâm đen rất hiếm gặp, giá bán trên thị trường rất cao và không phải ai cũng may mắn tìm thấy chúng.
Mặc dù có hình dạng xấu xí nhưng chúng có tên khoa học là Xylaria nigripes (Klotzsch) Cooke, người dân địa phương còn gọi là sâm Ô Linh. Trong y học, nó là một loại thảo dược có tác dụng an thần, trị mất ngủ, cầm máu, giảm huyết áp, bỏng... Ngoài ta, nó còn có thể giúp cải thiện trí nhớ, bảo vệ não, bổ thận... Đối với những người sau khi phẫu thuật, sau sinh em bé hoặc trong thời kỳ cho con bú thì đây là một dược liệu có tác dụng thần kỳ.
Bởi vì môi trường sinh trưởng và điều kiện sống của sâm Ô Linh rất đặc biệt nên chúng có số lượng rất ít. Nó thường phát triển trong một môi trường ấm áp, không mọc dưới tán cây hay trên mặt đất mà mọc trong những tổ mối bỏ hoang, hấp thụ các chất dinh dưỡng còn sót lại trong tổ mối. Nếu tổ mối càng lớn thì sâm Ô Long sẽ hấp thụ càng nhiều và có kích thước càng lớn.
Sâm Ô Linh thường có hình cầu hoặc elip, da nhăn nheo hoặc nhẵn bóng, có màu đen, đường kính từ 1-7cm. Thịt của sâm này có màu trắng hoặc vàng nhạt, thịt mềm mịn, có thể ăn trực tiếp, không mùi và vị rất ngọt. Để bảo quản loại sâm hoang dã này cũng rất đơn giản, chỉ cần đặt ở nơi khô ráo, thông thoáng để loại bỏ độ ẩm.
Trước đây, người ta chưa biết đến giá trị của sâm Ô Linh nên nó thường được xem như một loại củ thông thường. Thế nhưng bây giờ, nó có giá bán rất cao khoảng 5.000 tệ/ 0.5kg (khoảng 17 triệu VNĐ), thậm chí những củ càng to thì giá lên tới hàng trăm triệu đồng.
Việc trồng nhân tạo loại sâm quý này vẫn còn rất nhiều hạn chế, sản lượng hằng năm rất ít nên nếu là sâm mọc hoang trong núi thì có rất nhiều người sẵn sàng trả giá cực kỳ cao để được sở hữu nó.